Các giải pháp bán đất cắt lỗ khi lỡ ôm giá đỉnh
Trong giai đoạn giảm thanh khoản như hiện nay, các nhà đầu tư BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn. Vậy giải pháp, bán đất cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro có hợp lý?
Tình hình dịch Covid-19 kéo dài, các doanh nghiệp hoạt động không đạt 100% công suất, nhân viên bị giảm lương, thậm chí mất việc, có người giảm tiền cho thuê, từ đó làm nguồn thu không đủ trả vốn lãi theo kỳ, dù họ đã cắt giảm chi tiêu rất nhiều. Nhưng Khó khăn lớn nhất là những người đang làm chủ những khách sạn với vốn đầu tư vài chục tỷ đến vài trăm tỷ. Có những khách sạn vùng du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Phú Quốc, hơn 18 tháng nay đã giảm nguồn thu chỉ còn 20, 30%; khiến chủ đầu tư không thể trả nợ ngân hàng, nhưng rao bán trong giai đoạn du khách quốc tế chưa được qua Việt Nam thì không dễ tìm người mua. Vậy giải pháp nào để giải quyết vấn đề trên.
I. Giải pháp bán đất cắt lỗ khi lỡ ôm đất giá đỉnh
Tình trạng kẹt đất, gặp khó khăn thường rơi vào 2 nhóm nhà đầu tư:
Nhóm thứ nhất là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, thu nhập không dư nhiều, nhưng thấy mọi người đầu tư bất động sản lời quá, cũng theo trend (xu hướng) vay ngân hàng mua mà không tính tới các nguồn thi trả nợ;
Nhóm thứ hai là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, tài sản có khi lên tới vài chục, vài trăm tỷ nhưng đưa hết vào bất động sản với mức vay gấp 2 lần vốn.
Với 2 nhóm này, khi gặp khó khăn trả nợ ngân hàng như hiện nay, thì cần quyết liệt xử lý ngay, đừng cố neo chờ bán được giá, rồi dần dần bị lún sâu khó thoát.
II. Dưới đây là một số định hướng xử lý nên áp dụng tùy theo tình trạng mỗi người:
1. Tuyệt đối không vay ngoài lãi cao để tạm trả nợ ngân hàng chờ bán được giá. Đa phần mất đất là do vay nóng trả nợ.
2. Với những căn hộ, nhà phố có nguồn thu và tính thanh khoản tương đối. Nên chủ động gặp ngân hàng tăng thời gian vay để giảm số tiền trả hàng tháng (ví dụ đang vay 10 năm chuyển lên thành 15 năm).
3. Với người có nhiều bất động sản, cần đánh giá lại những tài sản đang có, phân loại bất động sản nào có thể giữ lâu dài sẽ tăng giá tốt. Sau đó mạnh dạn bán những bất động sản đang còn thanh khoản (như căn hộ), để có nguồn tiền trả nợ và giữ được các sản phẩm đầu tư lâu dài (như đất nền vùng hứa hẹn phát triển).
III. Khi đã lâm vào khó khăn lớn, không còn nguồn để trả nợ ngân hàng, chúng ta cần áp dụng 4 nguyên tắc xử lý khủng hoảng sau:
1. Phải giảm tối đa chi tiêu không cần thiết, không thể giữ cách chi tiêu thông thường.
2. Phải co lại danh mục đầu tư, phải chấp nhận bán một số tài sản đầu tư bao gồm tài sản đang được giá, và tài sản còn rất lâu mới có nguồn thu
3. Phải cắt lỗ mạnh, chấp nhận mất mát để giữ phần còn lại.
Sau cùng, vấn đề xử lý vẫn do chúng ta quyết định, sẽ không có cách nào là tốt nhất, mà chỉ là sự chọn lựa cách thức mà mình chấp nhận. Quan sát những giai đoạn khó khăn lớn về đầu tư bất động sản, việc đánh giá đúng khả năng thu nhập của mình là yếu tố quan trọng nhất cho mọi quyết định xử lý kẹt đất. Nếu bạn là người theo trường phái đầu tư dài hạn, bạn cần giảm 20% mức thu nhập đã dự tính để bảo đảm dự trù nguồn thu. Bạn có thể bị mất mát, thiệt hại, nhưng luôn còn tài sản để đi tiếp.
Cre: st
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận