Các giai đoạn của cổ phiếu
Dưới đây là các giai đoạn của cổ phiếu mà nhà đầu tư cần nắm được.
1. Tích luỹ
Các tổ chức, đội lái thu gom số lượng lớn cổ phiếu trong một thời gian dài chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo.
Dấu hiệu nhận biết:
Vùng giá cổ phiếu và thị trường chung sideway đi ngang, cp không rõ xu hướng tăng hay giảm, tăng cũng không quá mạnh và cũng không giảm quá sâu, lên xuống trong 1 phạm vi dao động tương đối hẹp. Thanh khoản nằm ở mức thấp và giao dịch rất ảm đạm.
Không nên mua vào khi cp trong vùng tích luỹ của tổ chức, nđt sẽ phải chờ rất lâu đến khi cổ phiếu chính thức bước vào chu kỳ tiếp theo, trong thời gian đó sẽ bị chôn vốn lâu dài và phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Nên tham gia vào cuối quá trình tích luỹ, thường ở cuối quá trình tích luỹ sẽ có sự rũ bỏ cực mạnh của tổ chức và có 1 phiên giao dịch bức thoát khỏi nền tích luỹ và xác nhận 1 xu thế tiếp theo của cổ phiếu.
2. Đẩy giá
Quá trình sau khi tổ chức thu gom được 1 lượng lớn cổ phiếu ở vùng giá thấp nhằm mục đích bán ra lượng hàng đó với mức giá cao hơn.
Giai đoạn đẩy giá bắt đầu bằng việc các nđt lớn bắt đầu tham gia mua vào với khối lượng lớn làm giá tăng mạnh, kèm theo đó là mức khối lượng giao dịch tăng đột biến.
Cuối quá trình đẩy giá thường cp sẽ có xu hướng chạy nước rút mạnh mẽ để làm nđt hưng phấn = thu hút thêm nđt bên ngoài tham gia vào.
3. Phân phối
Ở giai đoạn này, các giao dịch của cp vẫn rất sôi động, giá giao động lên xuống rất mạnh, cp được trao tay từ các tổ chức, nđt lớn sang các nđt non kinh nghiệm (nđt F0). Ở cuối quá trình phân phối, nđt sẽ bắt gặp liên tục các thông tin tốt, triển vọng của DN trên các phương tiện truyền thông, thu hút các nđt thiếu kinh nghiệm mua vào bởi nếu không sẽ bỏ lỡ “cổ phiếu vàng, cổ phiếu kim cương”
Dấu hiệu nhận biết:
Nếu 1 cp có từ 3 - 5 phiên shake out mạnh, với khối lượng lớn và biên độ dao động lớn, đó sẽ là dấu hiệu nhận biết quá trình đạt đỉnh của cp. Tổ chức đã bán số lượng lớn cp đã gom ở vùng giá thấp để thu về lợi nhuận.
Thường cp ở trong trạng thái phân phối sẽ cùng thời điểm với thời gian tt chung đạt đỉnh.
Giai đoạn này tin tốt về doanh nghiệp sẽ được bơm ra cực nhiều.
Tại sao quá trình phân phối ndt sẽ thấy được khối lượng giao dịch rất lớn ?
Tổ chức sẽ liên tục quá trình kéo lên để xả hàng cp, ví dụ muốn bán 500.000 cp A, họ sẽ kê lệnh mua vào 1.000.000 cp A bên dưới, và đặt bán 1.500.000 cp ở phía trên để tạo tâm lí cho nđt rằng cp được giao dịch rất tốt, có lượng cung cầu tương đối lớn trên tt nhầm tưởng dòng tiền lớn tham gia vào cp. Duy trì được giá cp ở mức cao, mà còn thu hút được nđt, bán ra được cp giá thấp trước đó.
4. Đè giá (downtrend)
Là quá trình sau khi tổ chức đã phân phối hết lượng hàng và rút khỏi cp, tìm 1 cp khác để tái đầu tư, bắt đầu 1 chu kỳ mới của tt. Giá cp sẽ sụt giảm cực kì mạnh, vẫn sẽ có những nhịp hồi phục nhẹ để tạo niềm tin cho các nđt "đu đỉnh", nhưng dòng tiền lớn của tổ chức đã rút khỏi cp, không có sự đỡ giá, khối lượng giao dịch sẽ tăng mạnh ở những phiên giảm và các phiên hồi phục khối lượng nằm ở mức trung bình thấp.
Dấu hiệu:
Lượng cung lớn hơn lượng cầu của cp (bán ra nhiều hơn mua vào). CP rơi giá nhanh và có hiện tượng bán tháo của nđt.
Hỗ trợ tư vấn đầu tư từ cơ bản đến nâng cao miễn phí tại SSI. Liên hệ Zalo: 0337898802 / https://zalo.me/g/pyfrtb494 |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận