24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
2
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các đồng tiền có thể chịu sức ép vì Zero Covid

Các nhà chiến lược tại công ty dịch vụ tài chính BMO Capital Markets nhận xét chính sách zero COVID và tình hình kinh tế Trung Quốc có thể gây sức ép lên các loại tiền tệ, mà lẽ ra sẽ được hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng cao.

Mặc dù giá hàng hóa đã tăng vọt từ đầu năm 2022 đến nay, trong đó giá dầu Brent đã ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 trong phiên 19/1, song các loại tiền tệ “nương theo” hàng hóa như đồng krone của Na Uy, đồng AUD, NZD và đồng CAD đã giảm tương đối.

Sáng 21/1 tại châu Âu, đồng AUD đã giảm 0,9%, và đồng NZD giảm 1,45% so với đồng bạc xanh. Đồng CAD cũng giảm 0,9% tính đến thời điểm hiện tại, trong khi đồng USD đã tăng 0,55% so với đồng krone.

Greg Anderson, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ toàn cầu tại BMO, cho hay thị trường mong đợi sẽ chứng kiến đồng NZD sẽ tăng cùng với giá hàng hóa nông sản và đồng AUD sẽ tăng cùng với kim loại cơ bản, nhưng cho đến nay, các loại tiền tệ này đều giảm so với đồng euro và đồng yen. Trong khi đó, tỷ giá hoán đổi của đồng CAD hoạt động khá tương tự với đồng USD, điều này lý giải vì sao đồng CAD không tăng cùng giá dầu.

Stephen Gallo, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ châu Âu tại BMO, cho hay những hiệu ứng liên tiếp từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các loại tiền tệ phụ thuộc vào hàng hóa.

Theo ông Gallo, việc Trung Quốc thực hiện chiến lược zero COVID có ý nghĩa với vấn đề cung và cầu, song nó có thể ảnh hưởng tới nhu cầu một số nguyên liệu thô nhất định của Trung Quốc. Trung Quốc đã trải qua nhiều đợt cắt điện và đóng cửa nhà máy vào cuối năm 2021, còn thị trường bất động sản đang trong giai đoạn sụt giảm và các nhà hoạch định chính sách sẽ không đưa ra thêm chính sách kích thích tài chính.

Các dữ liệu thương mại từ Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của một số mặt hàng nhập khẩu đã chậm lại, trong khi tăng trưởng nhập khẩu chậm hơn tăng trưởng xuất khẩu. Liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể góp phần làm giảm sức ép lạm phát trên toàn cầu vào cuối năm 2022 hay không, ông Gallo cho rằng điều này có thể song vẫn không có gì chắc chắn.

Trong trung hạn, ông Gallo cho hay sáng kiến Made in China 2025 của Chính phủ Trung Quốc, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu công nghệ nước ngoài và đầu tư nhiều vào đổi mới trong nước, có thể làm thay đổi vĩnh viễn cách thức mà nhu cầu của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến tiền tệ toàn cầu.

Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách đó đối với sự biến động giá hiện tại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả