Các cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
Việc hiểu được các cung bậc cảm xúc trong đầu tư chứng khoán có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt, thành công hơn trong dài hạn. Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào tâm lý chung thị trường để ra quyết định bán ra và mua vào hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận. Có thể nhắc tới một số trường hợp nhà đầu tư thường trải qua
1. Nghi ngờ
Đây là giai đoạn cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ sau thời gian dài tích lũy. Nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ở vùng giá này tuy nhiên còn nghi ngờ, không biết mã cổ phiếu có thực sự tăng giá hay chỉ là nhịp hồi ngắn hạn. Do đó, nhiều nhà đầu tư chần chừ chưa mua cổ phiếu ở giai đoạn này mà tiếp tục quan sát xu hướng chung
2. Hy vọng
Một vài nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ, đặc biệt những mã cổ phiếu theo dõi trước đó. Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.
3. Lạc quan
Thanh khoản thị trường tăng được xác minh bởi khối lượng giao dịch lớn trong ngày. Lực mua áp đảo. Giá cổ phiếu tăng nhanh. Điều này càng thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường
4. Niềm vui
Lúc này, những người mua cổ phiếu trước đó đã có lợi nhuận, nhưng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục của mình, mua thêm cổ phiếu.
5. Cảm xúc
Thông thường trong giai đoạn này, nhiều tin tức hỗ trợ được đưa ra, mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Thực tế, chứng khoán là phản ánh tương lai. Những tin tích cực này chính xác đã được phản ánh vào giai đoạn lạc quan từ trước đó. Giai đoạn này tiếp tục thu hút dòng tiền và gia tăng số lượng nhà đầu tư mới.
6. Hưng phấn
Từ cảm xúc chuyển sang hưng phấn là rất nhanh. Khi đạt được mức lợi nhuận vượt cả kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của mình. Không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền có được và dùng đòn bẩy (ký quỹ hay còn gọi margin) để đầu tư nhiều hơn.
Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi.
7. Thỏa mãn
Thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang, nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra được vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng. Tin tức hỗ trợ vẫn còn, do đó dòng tiền tiếp tục chảy vào chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng "đu đỉnh"
8. Lo ngại
Thị trường bắt đầu xu hướng giảm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.
9. Từ chối
Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng nhà đầu tư không muốn cắt lỗ vì họ không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng phục hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh.
10. Sợ hãi
Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Nhà đầu tư bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận