24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Mai Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các cửa hàng tiện lợi không người phục vụ tại Trung Quốc phá sản, đóng cửa hàng loạt

Hoạt động kinh doanh này thu hút 4,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 260 triệu USD, chỉ riêng trong năm 2017. Tuy nhiên từ đầu năm 2018, ngành bắt đầu đối diện với tình trạng đóng cửa và thậm chí phá sản.

Khi mà các công ty công nghệ Trung Quốc đua nhau mở những cửa hàng tiện lợi không có người vài năm trước đây, nhiều ông chủ kinh doanh cửa hàng tiện lợi truyền thống cho rằng xu thế này sẽ sớm chấm dứt.

Và họ đã đúng: Trên khắp đất nước Trung Quốc, những cửa hàng từng được coi như tương lai của ngành bán lẻ đã và đang đóng cửa mãi mãi.

Theo báo Nikkei, vào tháng 5/2019, tại khu vực Huaqiang phía Bắc trung tâm quận kinh doanh hàng điện tử của thành phố Thâm Quyến, cửa hàng Buy-Fresh Go từng được truyền thông tung hô là mô hình của cửa hàng tiện lợi kiểu mẫu đã phải đóng cửa sau chỉ 1 năm hoạt động. Người ta đã tháo hết thiết bị hiện đại và giờ đây đang đăng quảng cáo tìm kiếm chủ mới ở quầy mở cửa.

Khi xây dựng cửa hàng này cũng như nhiều cửa hàng tiện lợi không người phục vụ khác, quan điểm của người chủ này cũng như nhiều người chủ khác chính là việc giảm đi sử dụng thu ngân cũng như nhân viên phục vụ.

Hệ thống tự động sẽ thu thập thông tin dựa trên sở thích của khách hàng, nhập nó vào trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa việc sử dụng hàng tồn kho và vận tải.

Amazon.com công bố cửa hàng tiện lợi tại Mỹ vào năm 2016. Tại Trung Quốc, công ty hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Alibaba mở cửa hàng tương tự vào năm 2017, nhiều công ty khác cũng tiếp bước.

Đến cuối năm 2017, ước tính khoảng 200 cửa hàng tương tự đã mọc lên khắp Trung Quốc. Theo số liệu của một công ty nghiên cứu chuyên trong lĩnh vực IT, hoạt động kinh doanh này thu hút 4,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 260 triệu USD, chỉ riêng trong năm 2017.

Quá trình bùng nổ này tuy nhiên không kéo dài. Vào đầu năm 2018, ngành bắt đầu đối diện với tình trạng đóng cửa và thậm chí phá sản. Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực được tính toán đã giảm nhanh chóng, dù rằng giới truyền thông và doanh nghiệp đã ngừng thu nhập dữ liệu.

Tại thành phố Quảng Châu gần Thâm Quyến, i-Store, chuỗi kinh doanh hàng tiện lợi đầu tiên, cũng đã không ngừng đóng cửa cửa hàng trong chuỗi. Tính đến cuối tháng 3/2019, chỉ còn lại 3 cửa hàng, trong khi từng có lúc có đến 9 cửa hàng.

Còn JD.com, chuỗi kinh doanh trực tuyến lớn thứ 2 tại Trung Quốc, thông báo sẽ ngừng hoạt động kinh doanh không sử dụng nhân viên. Vào tháng 7/2018, JD.com từng công bố kế hoạch mở khoảng 5.000 cửa hàng kiểu này tại các thành phố lớn và 6 tháng sau đó, công ty không còn nói gì đến việc này nữa.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả