menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Các cổ phiếu không nên đầu tư (Phần 2)

Chứng khoán cho người mới

Phần 1: Xem Tại đây

6. Cổ phiếu của doanh nghiệp có quan hệ công ty mẹ – con lằng nhằng hoặc quá nhiều công ty liên kết hoạt động không hiệu quả

– Công ty mẹ có nhiều công ty con thì sẽ đối mặt với nhiều phiền toái hơn, phát sinh các vấn đề:

+ Cạnh tranh lẫn nhau.

+ Quản lý không tốt, mâu thuẫn mẹ con.

+ Khó dự đoán thu nhập vì bị ràng buộc.

+ Che giấu và làm đẹp báo cáo tài chính.

Các công ty này tự mua cổ phiếu của nhau để làm tăng lãi suất trên doanh thu tài chính. Việc sở hữu chéo giúp các công ty mẹ con nắm được thông tin nội bộ của nhau, nhờ vậy họ có thể âm thầm mua gom cổ phiếu trước khi ra thông tin chính thức.

– Ví dụ doanh nghiệp A có ba công ty con là B, C, D. Ba công ty con trên sẽ mua cổ phiếu của doanh nghiệp A với giá cao nên khi cổ phiếu doanh nghiệp A giảm thì ba công ty con sẽ lỗ. Ba công ty con này trích lập dự phòng (bù lỗ) để giảm lợi nhuận quý tiếp theo => giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

(Để xem được danh mục công ty con và công ty liên kết có thể tìm ở cafef)

7. Doanh nghiệp sống nhờ lợi nhuận tài chính

– Những doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh chính không phát triển, lợi nhuận cốt lõi kém thì chỉ tồn tại được chứ không phát triển được. Do vậy phải kiểm tra xem doanh nghiệp phát triển nhờ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính hay chủ yếu dựa vào lợi nhuận tài chính.

– Lợi nhuận của doanh nghiệp thường bao gồm:

+ Lợi nhuận gộp. Lợi nhuận này đến từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp nên được kỳ vọng tăng trưởng tốt.

+ Lợi nhuận tài chính. Lợi nhuận này chủ yếu đến từ doanh thu tài chính do thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng dự án… và thường chỉ ghi nhận 1 lần duy nhất, không bền vững.

+ Lợi nhuận từ công ty liên kết. Đây là phần lãi/ lỗ dựa trên vốn góp của doanh nghiệp vào các công ty liên kết.

+ Các lợi nhuận khác. Lợi nhuận này cũng không bền vững và thường chỉ ghi nhận 1 lần duy nhất.

– Nếu doanh thu thuần quá thấp và lợi nhuận sau thuế chủ yếu đến từ doanh thu tài chính thì cần loại bỏ. Trường hợp lợi nhuận phần lớn đến từ công ty liên kết vẫn có thể chấp nhận được nếu các công ty liên kết hoạt động ổn định và tăng trưởng tốt.

– Ví dụ về cổ phiếu KLF, quý 3 năm 2017 ghi nhận 366 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2 cùng kỳ. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng kéo biên lợi nhuận gộp của Công ty xuống mức 1%. Trong kỳ, doanh thu tài chính đột biến gấp gần 4 lần lên 16 tỷ đồng nhờ khoản lãi hợp tác kinh doanh. Như vậy lợi nhuận sau thuế chủ yếu đến từ doanh thu tài chính.

8. Cổ phiếu của doanh nghiệp có quá trình tăng vốn quá nhanh trong thời gian ngắn, không phù hợp với quá trình tăng trưởng doanh thu lợi nhuận.

– Việc tăng vốn diễn ra thông thường khi một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định sẽ tính tới việc mở rộng phát triển, đầu tư mới cho hoạt động kinh doanh. Và mức tăng cần hợp lý so với mức tăng doanh số bán hàng để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên nếu quá trình tăng vốn quá nhanh và quá lớn so với tăng trưởng doanh thu sẽ dẫn tới rủi ro sử dụng vốn không hiệu quả, đầu tư dàn trải quá nhiều hoặc bị chiếm dụng.

– Việc tăng vốn liên tục cũng làm tăng số lượng cổ phiếu, làm xấu các chỉ số tài chính.

– Vì vậy nên chọn những doanh nghiệp có quá trình tăng vốn hợp lý cùng với tăng trưởng.

9. Cổ phiếu của doanh nghiệp có nợ vay quá lớn, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến rủi ro về việc hoạt động liên tục.

– Doanh nghiệp có nợ vay lớn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và không được đánh giá cao do:

+ Trả lãi nhiều, đặc biệt khi lãi suất tăng, làm giảm lợi nhuận.

+ Khó mở rộng phát triển các dự án mới do thiếu hụt tiền mặt và khả năng vay thêm thấp.

– Để đánh giá nợ vay cần xem xét các chỉ tiêu tài chính sau: Tổng nợ/ Tổng tài sản, tổng nợ/ vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán (tiền/ nợ ngắn hạn), chu phí lãi vay/ lợi nhuận gộp… Tuy nhiên tùy theo đặc điểm mỗi ngành nghề mà tỷ lệ vay nợ khác nhau, vì vậy cần so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành.

=> Trên đây là những dấu hiệu có thể phản ánh tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu các dấu hiệu xấu được cải thiện thì lại là cơ hội để đánh giá lại triển vọng doanh nghiệp.

Nhận trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức, giải đáp thắc mắc

Mọi người đang nắm giữ với những khoản lỗ lớn chưa biết cách xử lý hãy kết bạn zalo và nhắn tin trực tiếp mình sẽ hỗ trợ xử lý danh mục miễn phí để giúp hạn chế ảnh hưởng tới tài khoản !!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

26 Yêu thích
12 Bình luận 18 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại