Các biểu đồ định hình thị trường trên thế giới tuần tới
Hầu hết các nền kinh tế phát triển của thế giới đều khẳng định lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến. Tuy nhiên, chỉ có Nhật Bản vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng của mình.
1. Một BoJ rất "bồ câu"
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn đi ngược xu hướng tăng lãi suất trên thế giới và vẫn thi hành chính sách tiền tệ siêu lỏng. BoJ cũng cam kết mua thêm trái phiếu kỳ hạn 10 năm để cố định chi phí lãi vay.
Kết quả là đồng JPY đã không ngừng lao dốc, một đường cong lợi suất đang bị bẻ cong và thị trường trái phiếu gần như chao đảo trong cuộc đấu tranh giữa các quỹ đầu cơ và các nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên điều này khiến đồng yen Nhật lao dốc mạnh, trong khi đường cong lãi suất bị bẻ cong. Trong khi đó, giá sinh hoạt tăng cao, và khi cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 7 đến gần, BoJ có thể phải đối mặt với áp lực chính trị để giảm bớt nỗ lực tăng lạm phát.
ECB đối diện với khó khăn chồng chất
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho biết sẽ hỗ trợ thêm cho những quốc gia Eurozone ở miền nam châu Âu đang mắc nợ. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra chỉ là một chương trình mới có thể kèm theo một số điều kiện lỏng lẻo.
Dù thị trường phản ứng khá nhẹ với quyết định của ECB, nhưng cần biết là các nhà đầu tư là những người thiếu kiên nhẫn và có thể sớm phản ứng với quyết tâm kiềm chế các căng thẳng trên thị trường trái phiếu.
Các quan chức ECB biết rằng họ không còn nhiều thời gian để trấn an thị trường khi tiếp tục kiểm soát chi phí đi vay.
3. Thị trường theo sát các chỉ số PMI của các nền kinh tế lớn
Dữ liệu sơ bộsắp được công bố về chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của tháng 6 sắp, sẽ là những "thông tin thú vị" cho thấy cách các doanh nghiệp đối phó như thế nào với sự gia tăng chi phí vay vốn trong tháng này và tâm lý người tiêu dùng trở nên tồi tệ đến mức nào.
Hiện PMI của Châu Âu và Mỹ vẫn giữ trên mốc 50, trong khi chính sách zero COVID của Trung Quốc đã đẩy hoạt động sản xuất của Châu Á vào giai đoạn suy yếu.
Dù vậy, trong giai đoạn tới, nhiều khả năng PMI của Châu Âu và Mỹ đang đi theo hướng khác, khi chi phí đi vay tăng lên. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán PMI tháng 6 sẽ cho thấy các nền kinh tế châu Âu và Mỹ tiếp tục suy yếu dần.
Trong khi đó, với châu Á, nhà đầu tư có lý do để kỳ vọng PMI đi lên khi Trung Quốc nới lỏng chính sách chống dịch và hoạt động sản xuất được phục hồi ở nhiều nền kinh tế.
Theo Reuters
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận