24HMONEY đã kiểm duyệt
31/05/2024
Bước nhảy vọt của FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024: Điểm sáng đáng chú ý
Đây là một bước nhảy vọt đáng chú ý, phản ánh sự thu hút mạnh mẽ của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1) Tổng quan về tình hình FDI 5 tháng đầu năm 2024
- Tính tới tháng 5/2024, tổng số vốn FDI đăng ký mới đạt 2 tỷ USD, với 150 dự án mới và 1,5 tỷ USD vốn giải ngân. So với tháng trước- FDI tăng 10% và so với cùng kỳ năm ngoái- tăng 15%. Đây là một bước nhảy vọt đáng chú ý, phản ánh sự thu hút mạnh mẽ của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
2) Ngành thu hút nhiều FDI nhất
a. Công nghiệp chế biến, chế tạo: Chiếm 67% tổng vốn FDI. Ngành này tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư, nhờ vào tiềm năng tăng trưởng và chính sách hỗ trợ của chính phủ.
b. Hoạt động kinh doanh Bất Động Sản: Đã có sự vươn lên mạnh trong tỷ trọng FDI lần này, nhảy vọt lên mức 18% với những yếu tố tích cực sau:
- Luật đất đai sửa đổi sẽ được áp dụng vào tháng 8 tới đây: Luật thông sẽ giúp cho môi trường kinh doanh đầu tư ổn định hơn tạo tiền đề cho dòng tiền giải ngân
- Cơ sở hạ tầng cải thiện mạnh: Việc các tuyến cao tốc trọng điểm đang gần về đích cũng kích thích nhu cầu đầu tư bất động sản hơn
- Tăng trưởng ngành du lịch: Việt Nam trở thành điểm đến du lịch phổ biến, làm tăng nhu cầu về các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng.
* Tăng trưởng lượng khách quốc tế: Tháng 5/2024 chứng kiến lượng khách quốc tế đạt 7,6 triệu lượt khách tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, nhờ vào các chương trình quảng bá du lịch hiệu quả và chính sách visa thuận lợi.
* Sự phục hồi của các thị trường nguồn chính: Các thị trường nguồn chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước châu Âu đã phục hồi sau đại dịch, đóng góp lớn vào tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
3) Các Quốc gia đầu tư nhiều nhất
Hàn Quốc: 29.34% tổng vốn FDI.
Hồng Kông: 13.08% tổng vốn FDI.
Nhật Bản: 11.08% tổng vốn FDI.
4) Các yếu tố ảnh hưởng tích cực lên dòng vốn FDI
- Chính sách của Chính phủ: Các cải cách về thuế và thủ tục hành chính đơn giản hóa
a. Rút ngắn thời gian và giảm bớt thủ tục cấp phép
Đăng ký doanh nghiệp: Thời gian cấp phép đăng ký doanh nghiệp đã được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 3-5 ngày làm việc. Các thủ tục đăng ký kinh doanh cũng được thực hiện trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Giấy phép xây dựng: Thủ tục cấp phép xây dựng được đơn giản hóa, giảm từ 166 ngày xuống còn 82 ngày, và các quy trình này cũng được tích hợp trực tuyến.
b. Tăng cường tính minh bạch và công khai
Cổng thông tin điện tử: Chính phủ đã xây dựng các cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về các thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và thực hiện các thủ tục.
Hệ thống một cửa: Mô hình “một cửa liên thông” được triển khai tại nhiều địa phương, giúp doanh nghiệp chỉ cần làm việc với một cơ quan để hoàn tất nhiều thủ tục hành chính khác nhau.
- Tình hình kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát được kiểm soát.
5) Kết luận và triển vọng
Trong 5 tháng đầu năm 2024, FDI vào Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Dự báo trong những tháng tiếp theo, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng nhờ vào các cải cách chính sách và tình hình kinh tế thuận lợi. Để duy trì và phát triển FDI, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bình luận