24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Phương Nam Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bùng nổ theo đà: Phương pháp nhận diện đáy thị trường của William O’Neil

Bùng nổ theo đà phải có hai yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ và khối lượng giao dịch tăng đột biến. Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì khả năng thành công càng lớn.

Bùng nổ theo đà: Phương pháp nhận diện đáy thị trường của William O’Neil

Sở dĩ vậy vì rất nhiều khả năng có thể do một số tay chuyên nghiệp tạo ra những đợt bùng nổ theo đà giả tạo. Đồng thời, chuỗi tăng giá này phải liên tục, càng ít bị đứt đoạn càng tốt. Điều này để đề phòng sự “nhúng tay” của các tổ chức lớn có mãi lực khổng lồ, họ có thể làm cho cả chỉ số lẫn khối lượng tăng đột biến trong thời gian ngắn.

Ngày bùng nổ theo đà là gì?

Một khi bạn đã nhận diện thị trường con gấu và giảm mạnh vị thế nắm giữ cổ phiếu, câu hỏi lớn nhất vào lúc này là bạn nên đứng ngoài thị trường bao lâu. Nếu bạn quay trở lại thị trường quá sớm, bạn sẽ mất tiền bởi các bẫy tăng giá. Nhưng nếu bạn lưỡng lự không tham gia khi xu hướng tăng thực sự bắt đầu, bạn sẽ mất cơ hội kiếm tiền nhanh và nhiều (Nên nhớ bạn kiếm được nhiều tiền nhất trong 12-18 tháng đầu tiên của thị trường tăng giá). Một lần nữa, các chỉ số thị trường chung có thể đưa ra câu trả lời tốt nhất dành cho bạn. Hành động giá của chỉ số thị trường chung đáng tin cậy hơn so với cảm xúc hay ý kiến cá nhân của tất cả nhà đầu tư.

Tại một số điểm trong mỗi đợt điều chỉnh (ngay cả trong các đợt điều chỉnh mạnh và hỗn loạn) thị trường chứng khoán vẫn luôn có đợt “nỗ lực hồi phục (bẫy tăng giá)”. Đừng vội vàng nhảy vào mua ngay lập tức. Hãy chờ cho đến khi hành động giá của các chỉ số thị trường xác nhận xu hướng mới.

Một nỗ lực hồi phục bắt đầu khi các chỉ số thị trường chung đóng cửa tăng giá sau khi giá mở cửa giảm điểm vào đầu phiên hoặc giảm điểm ở phiên trước.

Ví dụ, chỉ số Dow Jones rớt 3% vào buổi sáng nhưng sau đó hồi phục dần vào cuối phiên và cuối cùng đóng cửa tăng giá. Hoặc chỉ số Dow Jones giảm 2% ở phiên trước nhưng sau đó bật tăng ở phiên tiếp theo. Chúng ta gọi phiên mà chỉ số Dow Jones đóng cửa cao hơn là “ngày đầu tiên của đợt nỗ lực hồi phục”, mặc dù điều này có một số ngoại lệ. Ví dụ, “ngày đầu tiên của đợt nỗ lực hồi phục” của chỉ số thị trường tại đầu tháng 10 năm 1998 là phiên giảm giá với khối lượng lớn, nhưng nó lại đóng cửa nằm ở nửa trên của khung giá ngày. Hãy ngồi yên và kiên nhẫn. Một vài ngày đầu tiên có dấu hiệu cải thiện tích cực này chưa hẳn đã nói cho bạn biết đợt nỗ lực hồi phục này sẽ thành công.

Bắt đầu từ ngày thứ tư của đợt nỗ lực hồi phục, hãy quan sát một trong các chỉ số thị trường chung xuất hiện “ngày bùng nổ theo đà” với giá bật tăng mạnh cùng với khối lượng lớn hơn ngày hôm trước. Điều này có thể nói cho bạn biết đây có thể là xu hướng tăng giá thực sự chứ không phải là bẫy. Các ngày bùng nổ theo đà tốt nhất nên xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của một đợt tăng giá.

Tại đáy năm 1998 như tôi vừa đề cập, ngày bùng nổ theo đà xuất hiện ở ngày thứ sáu của đợt nỗ lực hồi phục. Chỉ số thị trường tăng 2.1% nên mang lại cảm giác về một cú tăng bùng nổ mạnh, dứt khoát và thuyết phục; chứ không phải là phiên tăng nhẹ, yết ớt chỉ tầm 1.5%. Khối lượng giao dịch vào ngày bùng nổ theo đà trong phần lớn trường hợp đều cao hơn mức trung bình. Ngoài ra, đỉnh của phiên giao dịch sau luôn cao hơn đỉnh phiên giao dịch trước.

Hiếm khi ngày bùng nổ theo đà xuất hiện sớm, ví dụ như ngày thứ ba của đợt nổ lực hồi phục. Trong trường hợp như vậy, các phiên tăng giá vào ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba tất cả đều phải thực sự rất mạnh mẽ, với mức tăng mỗi phiên của các chỉ số từ 1.5%-2% hoặc thậm chí nhiều hơn, đi kèm khối lượng giao dịch lớn.

Tóm tắt cách chính xác ngày bùng nổ theo đà

• Tạo đáy Mới: Một trong ba chỉ số SP500, Nasdaq và Dow Jones tạo đáy mới.

• Đợt Nổ Lực Hồi Phục. Đầu tiên là thị trường phải tạm ngừng rơi. Đếm ngày 1 là ngày đầu tiên thị trường tăng giá từ đáy mới. Lưu ý, có thể đếm Ngày 1 vào ngày mà thị trường đóng cửa giảm nhưng lại có giá đóng cửa nằm trên 50% khung giá ngày.

• Ngày Bùng Nổ Theo Đà: Thương xuất hiện ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, nhưng có thể muộn hơn. Ít khi xuất hiện ở ngày thứ 1-3. Nếu có thì đó phải là những ngày bùng nổ thực sự.

Bạn làm gì sau ngày bùng nổ theo đà?

Đừng vội nhầm tưởng. Không phải tất cả ngày bùng nổ theo đà đều dẫn tới thị trường tăng kéo dài và mạnh mẽ. Có đến 1/3 trường hợp ngày bùng nổ theo đà thất bại. Do đó, bạn không cần phải mua rượt đuổi vào ngày bùng noortheo đà và nên giải ngân từ từ.

Ngày bùng nổ theo đà chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là bạn phải nhìn thấy các cổ phiếu thoải mãn tiêu chí CANSLIM, thoát ra khỏi nền giá tốt sau ngày thị trường chung xuất hiện bùng nổ theo đà.

Bùng nổ theo đà: Phương pháp nhận diện đáy thị trường của William O’Neil

Hình trên minh họa đáy năm 1999. Nhiều cổ phiếu dẫn dắt xuất hiện sau ngày bùng nổ theo đà ở chỉ số Nasdaq (xuất hiện vào ngày thứ 5). Bạn thấy rằng nhiều cổ phiếu sau đó đã thiết lập đỉnh cao mới sau khi thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá tốt. Bạn mua cổ phiếu chứ không phải mua cả thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nguyễn Phương Nam Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả