Bugatti Type 35 – Minh chứng cho tinh thần bất bại của Ettore Bugatti
Ettore Bugatti là một người không ngần ngại chinh phục và vượt qua những nhiệm vụ khó khăn. Bugatti Type 35 không chỉ là mẫu xe thể hiện kỹ năng thiết kế xuất chúng của nhà sáng lập mà còn là tầm nhìn và lòng dũng cảm của ông trong việc phá vỡ những quy tắc kỹ thuật thông thường vào thời điểm đó. Những điều này đã tạo ra Bugatti Type 35 – một chiếc xe vượt xa các đối thủ trong rất nhiều lĩnh vực. Chính từ điều này đã mang tới tinh thần của Bugatti – Luôn hướng tới theo đuổi sự hoàn hảo.
Ngay sau khi Type 35 ra mắt vào năm 1924, Bugatti vẫn chọn chinh phục thị trường xe hơi bằng con đường khó khăn. Ông là một trong những nhà sản xuất ô tô đầu tiên hiểu được lợi ích thương mại của việc quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua những cuộc đua xe, hơn hết là giành chiến thắng trên các đường đua nổi tiếng của Châu Âu và các đường đua lâu đời hơn. Nhưng dù Bugatti cực kỳ tự tin vào khả năng của chiếc xe mới của mình, ông cũng không thể nào “ngờ được” rằng Type 35 sẽ tiếp tục trở thành chiếc xe đua thành công nhất mọi thời đại với 2.500 chiến thắng trong suốt quãng thời gian mà dòng xe này thịnh hành.
Dù Type 35 vốn đã rất thành công, Ettore Bugatti vẫn đặt ra nhiệm vụ phải tiếp tục phát triển Type 35 để mang lại hiệu suất cao hơn nữa. Được trang bị động cơ 8 xi-lanh, dung tích 1.991cc, vào năm 1924, chiếc Type 35 đầu tiên đạt công suất 90 mã lực đối với phiên bản dành cho đường đua. Đến đầu năm 1926, động cơ đã được nâng cấp lên 2.262cc. Mẫu xe này được đặt tên là Type 35T biểu thị cho Targa, kết quả nâng cấp hiệu suất đã giúp chiếc xe mới giành chiến thắng trong cuộc đua đường trường Targa Florio vĩ đại ở Ý.
Bất chấp chiến thắng, Ettore Bugatti biết rằng trong tương lai xe sẽ cần phải có hiệu suất cao hơn nữa. Luigi Galli, Chuyên gia về Di sản và Chứng nhận tại Bugatti giải thích: “Sở trường của Ettore Bugatti là động cơ hút khí tự nhiên và ban đầu ông không phải là người đam mê động cơ tăng áp vì động cơ này hoạt động tương đối kém hiệu quả. Tuy nhiên, điều có lẽ ít được biết đến hơn là mặc dù ưa thích động cơ hút khí tự nhiên nhưng Bugatti vẫn hướng tới tương lai và sử dụng động cơ cảm ứng cưỡng bức, sử dụng bộ siêu tăng áp, ngay cả trước khi Type 35 ra mắt cuộc đua ở Lyon vào tháng 8 năm 1924.
Trên thực tế, Bugatti đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế số 576.182 của Pháp cho Máy nén “Compresseur ou pompe à palettes” vào ngày 22 tháng 1 năm 1924, cho một thiết kế cánh quạt quay có thể cung cấp thêm năng lượng theo yêu cầu khi người lái sử dụng bằng cách đưa luồng không khí có áp suất vào trong bộ chế hòa khí. Và có một điều chắc chắn là nếu Bugatti sử dụng bộ siêu nạp thì ông ấy sẽ làm theo cách của mình.”
Do đó, Ettore Bugatti đã phát triển bộ siêu tăng áp kiểu Roots của riêng mình với sự hỗ trợ của kỹ sư nổi tiếng người Ý Edmond Moglia, nhưng đã chọn cấu hình ba cánh quạt thay vì thiết kế hai cánh quạt phổ biến hơn vào thời điểm đó và bộ tăng áp này được gắn vào động cơ cùng một van giảm áp được gắn phía trên ống góp và xả áp suất tăng quá mức thông qua một lỗ tương ứng được khoét trên nắp ca-pô.
Trong một bước cải tiến hơn nữa, ống dẫn khí thải động cơ được dung hòa nhiệt độ bằng chất làm mát động cơ. Điều này giúp tăng nhiệt độ nóng lên nhanh hơn nhiều, mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời góp phần tăng khả năng làm mát lớn hơn cho chính động cơ, một nguyên tắc vẫn được áp dụng trong chế tạo động cơ ngày nay. Xuất hiện vào cuối năm 1926, Type 35TC được đặt tên theo Máy nén Targa, đã phát triển thành Type 35B vào năm 1927. Mẫu xe này tạo ra công suất lên tới 130 mã lực, đủ để đẩy xe đạt tốc độ tối đa hơn 205 km/h.
Đến cuối năm 1930, Type 35B đã phát triể với động cơ hai cam, hai van mỗi xi-lanh. Mẫu xe cũng có nắp bình xăng đôi, hệ thống treo, bánh xe, phanh và lốp nâng cấp cũng như van xả bộ tăng áp gắn phía dưới. Quyết tâm của Bugatti không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào trong việc theo đuổi hiệu suất tối ưu. Chính vì vậy ông đã tinh chỉnh mọi bộ phận của hệ thống đốt trong động cơ bao gồm cả hình dáng piston và đầu xi-lanh và thậm chí cả việc sử dụng nhiên liệu cấp khí động học để đem tới cho xe công suất đầu ra đạt mức 140 mã lực.
Ngày nay, tại Molsheim, bên trong Bugatti Atelier, mọi mẫu xe Bugatti đều được lắp ráp thủ công với độ chính xác tuyệt đối theo đúng tinh thần mà Ettore áp dụng cho từng chi tiết của Type 35. Một thế kỷ sau, các nhà thiết kế và kỹ sư của Bugatti vẫn đang nỗ lực hết sức để phát triển những gì tốt nhất dành cho xe ô tô trên thế giới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận