Bức tranh ý kiến kiểm toán trên 3 sàn
Kiểm toán độc lập là đơn vị được cổ đông thuê về nhằm tra soát và đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính mà công ty công bố. Với vị trí khách quan và năng lực của mình, tổ chức kiểm toán và ý kiến của họ phải là những thứ nhà đầu tư cần quan tâm đầu tiên khi đọc bất kỳ báo cáo tài chính nào.
Chắc hẳn bạn đang là 1 cổ đông của một công ty nào đó, cho mình hỏi, bạn có bao giờ đọc những lời nhắn của họ chưa? Nếu chưa thì cũng đừng buồn, hầu hết nhà đầu tư Việt Nam đều chưa bao giờ quan tâm đúng mực đến điều đó cả!
Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có 210 công ty kiểm toán, tuy nhiên để được phép kiểm toán doanh nghiệp đại chúng trên sàn chứng khoán thì không phải công ty nào cũng có được vinh dự ấy, hiện tại chỉ có 32 công ty kiểm toán được nằm trong danh sách này. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh trong 32 công ty này, có nhiều “Thạch Sanh” nhưng cũng không hề ít “Lý Thông”.
Đối với ý kiến của kiểm toán thì mình xin rút ngắn lại sơ bộ có 4 loại ý kiến mà nhà đầu tư cần phải nằm lòng:
[1] CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN: Với báo cáo này bạn có thể an tâm rằng trong quá trình tác nghiệp, đơn vị kiểm toán không gặp khó khăn gì trong việc tổng hợp thông tin và đưa ra ý kiến, họ cũng không thấy vấn đề nào trọng yếu và có tính lan toả gây lo ngại cả. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kiểm toán cũng vẫn có thể sai sót do thiếu năng lực hoặc bị “lừa” bình thường, vậy nên không phải cứ “chấp nhận toàn phần” là bạn sẽ không có rủi ro gì cả.
[2] CHẤP NHẬN TỪNG PHẦN / NGOẠI TRỪ: Với dòng chữ này, kiểm toán mách bảo với bạn rằng họ có thể đã gặp những rào cản nhất định khi thu thập bằng chứng hoặc có một vấn đề gì đó họ đã thấy sai sót trọng yếu nhưng không lan toả. Chính vì thế họ chỉ có thể chấp nhận một phần và nêu ý kiến về những khu vực họ không đồng ý. Bạn nên cẩn trọng xem vấn đề kiểm toán viên nhấn mạnh là gì, nếu không hiểu hết được thì đâu ai cấm mình bỏ qua!
[3] KHÔNG CHẤP NHẬN / TRÁI NGƯỢC: Đối với loại ý kiến này, bạn sẽ thấy dòng chữ “Báo cáo tài chính này chưa phản ánh trung thực, hợp lý,…”. Chính câu nói này cũng đã mách bảo với bạn rằng những con số mà bạn đang đọc, đơn vị kiểm toán không đồng tính với chúng và việc bạn sử dụng những con số ấy để đưa ra quyết định đầu tư sẽ là vô cùng rủi ro.
[4] TỪ CHỐI: Với một báo cáo tài chính có quá nhiều sai sót trọng yếu, ảnh hưởng lớn và mức độ lan toả cao thì công ty kiểm toán sẽ từ chối đưa ra ý kiến. Gặp tình huống này thì bạn nên tránh càng xa càng tốt.
Hình ảnh bên dưới là thống kê của WiGroup về thực trạng ý kiến kiểm toán của các doanh nghiệp đang giao dịch trên 3 sàn chứng khoán trong 6 năm qua, với tổng quy mô gần 1700 doanh nghiệp, trong đó năm 2021 đã có 989 doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán năm 2021.
Nhìn vào những con số này chúng ta có thể thấy chỉ có khoảng 85% doanh nghiệp trên 3 sàn có BCTC được công ty kiểm toán “chấp nhận toàn phần”. Còn lại chủ yếu là “ý kiến ngoại trừ / chấp nhận từng phần” và “từ chối đưa ra ý kiến”.
Tỷ trọng doanh nghiệp chấp nhận toàn phần đang ngày càng ít đi, giảm từ 87% xuống còn 84% trong 5 năm qua. Con số này năm 2021 vọt lên 91%, chủ yếu do năm này mới chỉ có 989 doanh nghiệp đã công bố BCTC kiểm toán năm, điều này chứng tỏ càng những doanh nghiệp công bố chậm BCTC thường là những doanh nghiệp có nhiều vấn đề về số liệu BCTC.
Còn rất nhiều những thống kê thú vị khác về thực trạng kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết. Anh chị em có muốn biết thêm?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận