menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bảo Toàn

Bức tranh sáng - tối hậu cổ phần hóa - Bài 2: Hapro và hành trình tận dụng cơ hội từ cổ phần hóa

L.T.S: Cổ phần hóa (CPH) là “câu chuyện” riêng của từng doanh nghiệp nhưng lại tác động chung đến kinh tế, xã hội đất nước. Nhìn vào bức tranh chung sau CPH có thể thấy Nhà nước thật sự đã được hưởng lợi nhờ vào thành công của các công ty sau CPH. Những dấu ấn vừa qua cho thấy xu thế CPH DNNN là đúng đắn, góp phần tạo ra vị thế rất quan trọng của các công ty tư nhân trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Xin giới thiệu 2 trong số nhiều doanh nghiệp đã được xem là thành công sau CPH.

Sau gần 2 năm kể từ khi hoàn tất quá trình CPH, kế hoạch kinh doanh hậu CPH được Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty Cổ phần (Hapro) đặt ra là từng bước thu gọn và thoái vốn để tinh gọn bộ máy, giữ nguyên hoạt động cốt lõi là một công ty với thế mạnh về xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ...

Tái cấu trúc toàn diện

Trước khi CPH, Hapro được biết đến là một doanh nghiệp lớn, thành lập từ năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu và phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn Thủ đô. Khi ấy, Hapro cũng đã là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, mô hình doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ những khuyết điểm. Tính trì trệ trong hoạt động, sự phân định quyền lợi và trách nhiệm của người lao động nhiều khi chưa rõ, hiệu quả kinh doanh không cao. Giai đoạn 2014-2016, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), trên vốn chủ (ROE) và trên doanh thu (ROS) của Hapro lần lượt chỉ đạt 0,7%, 1,9% và 0,8%. Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã chỉ ra tình trạng đầu tư kém hiệu quả tại Hapro, với 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng và 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tái cấu trúc mạnh mẽ và tập trung phát triển đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sau CPH, Hapro vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, cơ quan ban, ngành các cấp và cộng đồng ghi nhận, đánh giá cao.

Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cuối tháng 11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành quyết định phê duyệt phương án CPH Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Sau khi hoàn thành quá trình CPH (tháng 6/2018) và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tên gọi công ty là Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty Cổ phần (Hapro), vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng, nhà nước không nắm giữ cổ phần. Khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), Hapro đã lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - công ty con của Tập đoàn BRG với việc sở hữu 65% cổ phần Hapro. Khi ấy, với cương vị là Chủ tịch Tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch HĐQT Hapro, bà Nguyễn Thị Nga đã có những chỉ đạo quyết liệt và toàn diện trong việc tái cấu trúc mạnh mẽ.

Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Hapro chia sẻ, sau khi trở thành thành viên của Tập đoàn BRG, Hapro được hoạt động trong một hệ sinh thái doanh nghiệp đa lĩnh vực rộng lớn, các thành viên của Tập đoàn không chỉ làm việc độc lập mà có sự liên kết, hỗ trợ rất đắc lực với nhau nhằm tối đa hóa tiềm năng và mở rộng hơn cơ hội phát triển.

Nhờ đó, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty đạt 141 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với năm 2018 và gấp 10 lần so với năm 2017 (năm trước CPH). Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro đạt gần 60 triệu USD với trên 40.000 tấn hàng hóa các loại. Mỗi tuần, Hapro xuất khẩu khoảng trên 40 container hàng hóa tới thị trường của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những kết quả này đã minh chứng cho quyết định rất đúng đắn về cổ phần hóa doanh nghiệp này.

Tập trung vào các hoạt động cốt lõi

Nhìn vào thực tế các hoạt động có thể thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Hapro đã tiếp tục được phát triển mở rộng theo hướng là một Tổng công ty xuất nhập khẩu và thương mại nội địa có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng thương mại tại Hà Nội phục vụ phát triển hệ thống bán lẻ. Theo các chuyên gia, nhờ những kết quả đạt được, Hapro đã và đang phát huy vai trò là một doanh nghiệp kinh tế, thương mại lớn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô.

Vì thế, trong năm 2020, dù kinh thế thế giới có nhiều biến động, lãnh đạo Hapro cho biết vẫn tiếp tục duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống tại hơn 80 nước và khu vực trên thế giới, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham dự và có gian hàng trưng bày sản phẩm, quảng bá thương hiệu nhằm nắm bắt xu thế của thị trường tại các hội chợ lớn trên thế giới, tại một số thị trường trọng điểm như: Hội nghị Hạt và Quả khô Quốc tế INC, Hội nghị Gạo thế giới hàng năm; Hội chợ Sial - Paris, Pháp Hội chợ Nông sản thực phẩm Quốc tế Gulfood tại Dubai, Hội chợ Worldfood Moscow (Nga)...

Bên cạnh đó, Hapro cũng đã, đang và sẽ đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư để sớm khởi công một số dự án Trung tâm thương mại mang thương hiệu Hapro Shopping Center, Hapro Shopping Mall, các chợ đầu mối… Hapro cũng đã tiến hành nâng cấp, chuẩn hóa và đưa chuỗi 8 siêu thị Hapromart của Hapro áp dụng theo mô hình Home & Food, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân Thủ đô. Đến nay, hệ thống chuỗi của Hapro đã tạo ra mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nhà phân phối, các đơn vị sản xuất trong nước với các đơn vị kinh doanh, đơn vị sản xuất.

Ngoài việc chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, một trong những giải pháp góp phần quan trọng vào thành công của Tổng công ty sau 2 năm CPH là sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt và toàn diện công cuộc tái cơ cấu Tổng công ty cổ phần, tập trung chuyên môn hóa, tạo nguồn lực cho các hoạt động cốt lõi của Tổng công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại; chuẩn hóa và phát triển mở rộng chuỗi siêu thị Hapromart... Đối với những ngành kinh doanh thứ yếu, không đúng mục tiêu phát triển, hoạt động kém hiệu quả, Hapro đã từng bước tiến hành thu gọn và thoái vốn để tinh gọn bộ máy, đồng thời tập trung nguồn lực về tài chính, nhân sự cho các lĩnh vực cốt lõi cũng như những lĩnh vực cần tăng cường phát triển mở rộng. Nhờ đó, không chỉ doanh nghiệp phát triển mà đời sống nhân viên cũng được cải thiện.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại