24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Bang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bức tranh kinh tế vĩ mô tháng 3 có gì đáng chú ý?

Trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 do đây là hoạt động sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế.

Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa mới công bố nhấn mạnh, Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 do đây là hoạt động sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế.

Theo nhóm chuyên gia thì những biện pháp ứng phó kịp thời của Chính phủ đã giúp nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 vào cuối tháng 1. Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt nhưng có mục tiêu để ngăn chặn đợt bùng phát dịch COVID-19 mới ở tâm chấn là tỉnh Hải Dương, kể cả trong những ngày Tết.

Cùng lúc đó, Việt Nam đã phê duyệt 3 loại vắcxin, Astra Zeneca (Anh), Moderna (Mỹ) và Generium (Nga). Chính phủ cũng đã thông qua nghị quyết mua tổng cộng khoảng 150 triệu liều vắc-xin phòng bệnh COVID-19 và nêu rõ các nhóm đối tượng được ưu tiên. Việt Nam đã nhận được 117.000 liều vắc-xin đầu tiên vào cuối tháng 2/2021, và hoạt động tiêm vắc xin đã được triển khai từ ngày 8/3/2021, bắt đầu từ các nhân viên y tế tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Dương.

Bức tranh kinh tế vĩ mô tháng 3 có gì đáng chú ý?

Kinh tế vĩ mô tháng 3/2021 của Việt Nam được nhìn nhận có một số điểm mới như sau:

1. Sản xuất công nghiệp chậm lại do các nhà máy đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này chủ yếu phản ánh sự khác biệt giữa hai năm về thời điểm nghỉ Tết, khi các nhà máy ngừng hoạt động trong một tuần. Tính bình quân trong hai tháng đầu năm 2021, chỉ số này vẫn ghi nhận mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kim loại, và sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tiếp tục tăng lần lượt 8,6% và 3,2% trong tháng 2, nhờ nhu cầu cao trên thị trường thế giới.

2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng tốc trở lại trong tháng 2/2021 sau khi tăng trưởng chậm lại vào tháng 1.

Mặc dù có đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 2 vẫn tăng 0,3% so với tháng trước và 8,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp Tết. Dù vẫn thấp hơn trước khi có dịch COVID-19, tỷ lệ tăng trưởng này cho thấy những biện pháp ứng phó có mục tiêu của Chính phủ với đợt bùng phát đã giảm thiểu việc tác động tiêu cực của những biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt đối với các hoạt động kinh tế lan sang các tỉnh ngoài tâm chấn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng nhờ doanh số bán lẻ hàng hóa tăng mạnh hơn trong tháng 2 (10,5%, so với cùng kỳ năm trước)so với tháng 1 (5,4%, so với cùng kỳ năm trước). Trong khi doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ thấp hơn 0,1% so với một năm về trước, dịch vụ lữ hành tiếp tục giảm sút nghiêm trọng với mức giảm 60,8% so với cùng kỳ năm trước.

3. Xuất khẩu giảm nhẹ trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên được ghi nhận trong 10 tháng.

Trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Trong khi xuất khẩu hàng dệt may, giày dép và điện thoại giảm thì máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, máy móc, kim loại và sản phẩm kim loại, gỗ và đồ nội thất vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực đang thống trị lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao, tỏ ra năng động hơn khi kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 1,0%, so với mức giảm 15,1% (so với cùng kỳ năm trước) của các doanh nghiệp trong nước.

Bức tranh kinh tế vĩ mô tháng 3 có gì đáng chú ý?

Theo đối tác thương mại, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2/2021 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021. Vào tháng 1/2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, và máy móc thiết bị chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh sự phụ thuộc nhiều của Việt Nam vào đầu vào nhậpkhẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như việc đa dạng hóa thương mại tiếp tục diễn ra do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết.

4. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hồi phục mạnh mẽ vào tháng 2/2021 sau hai tháng chững lại.

Sau khi giảm vào tháng 1/2021, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI vào tháng 2/2021, cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào tháng 2/2020 (Hình 5). Sự gia tăng về vốn FDI này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động đăng ký cấp mới (tăng 265,7% so với cùng kỳ năm trước) và tăng vốn (tăng 273,0% so với cùng kỳ năm trước). Các dự án lớn bao gồm Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trị giá 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ và Nhà máy sản xuất mô-đun tấm nền OLED trị giá 750 triệu USD tại Hải Phòng.

5. Sau nhiều tháng lạm phát liên tục giảm, giá cả trong nước đã tăng trở lại do kết thúc thời gian hỗ trợ giảm giá điện 10% và ảnh hưởng của nhu cầu trong nước tăng cao trong đợt Tết.
6. Tăng trưởng tín dụng chững lại do các hoạt động kinh tế tạm dừng trong những ngày nghỉ Tết.

Tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 12,0% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2/2021, tương đương tốc độ ghi nhận trong những tháng gần đây. Tỷ lệ tăng trưởng này chỉ thấp hơn 1-2 điểm phần trăm so với trước khủng hoảng COVID-19, phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế thực và chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước.

7. Chính sách tài khóa đang được điều chỉnh nhẹ do thu ngân sách được cải thiện trong hai tháng đầu năm 2021, trong khi chi ngân sách giảm do chậm triển khai các dự án đầu tư công.

Các chuyên gia WB kết luận: Việc nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 mới vào cuối tháng 1/2021 đã giúp duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2021. Trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Có thể sẽ cần có thêm những can thiệp về chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi nhu cầu của khu vực tư nhân.

.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả