Bryson DeChambeau thực hiện chế độ ăn kiêng và thiết lập lại cú swing
Quá trình chuẩn bị trước giải PGA Championship 2023 của Bryson DeChambeau rất khác biệt so với thời kỳ đỉnh cao tại Masters 2020.
Năm đó, nhà vô địch U.S. Open mới đăng quang đã thu hút sự chú ý trên sân Augusta National với 68 gậy vòng cuối tương tự như hồi Siêu Hổ đánh dấu danh hiệu major thứ 15 của mình. Giữa những làn sóng đa chiều, DeChambeau vẫn quyết định chuyển sang sân nhà mới, LIV Golf League, trong khi nhiều người cho rằng kẻ cầm trịch vẫn là những người chơi PGA Tour.
Cho dù thế nào thì niềm đam mê golf của golfer 30 tuổi vẫn không đổi, anh chia sẻ: “Tôi rất yêu sân golf. Đó là nơi mà tôi biết rất rõ mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào”. Dĩ nhiên, nơi mà DeChambeau nhắc đến là Winged Foot đánh dấu chiến thắng tại U.S. Open hai năm trước của anh. Nhưng lần này là sân Oak Hill East Course, nơi diễn ra PGA Championship 2023 với địa hình gồ ghề, hầm hố và nhiều cạm bẫy.
Sự nghiệp của DeChambeau là một quá trình tái bứt phá và cải thiện bản thân. Chính sau những lần thất bại, anh càng hiểu rõ điều gì nên làm và không nên. Biết thêm được một phương pháp không hiệu quả, nhưng nếu không hiểu được nguyên nhân vấn đề thì kết quả sẽ ngày càng tệ hơn.
Chế độ ăn kiêng mới của Bryson
Trong quá trình tìm tòi cách gia tăng khoảng cách phát bóng, DeChambeau đã vận dụng định luật thứ 2 về chuyển động của Newton: Lực bằng khối lượng nhân với gia tốc (chỉ lực tác động lên bóng và tốc độ của bóng). Nhận ra nguyên lý này, Bryson đã cải thiện tốc độ bóng trung bình từ 178mph lên 189 mph. Về khối lượng, anh cho rằng nó bao gồm toàn bộ cơ bắp, mỡ, xương và bất cứ thứ gì trên cơ thể anh.
Khả năng tăng tốc là khả năng di chuyển của anh ấy. Những buổi huấn luyện tốc độ kéo dài 2 ngày một lần và các lần so kè khoảng cách phát bóng đã xây dựng nên các sợi cơ co giật nhanh, từ đó chúng phụ trách sự chuyển động của toàn bộ khối lượng trên cơ thể. Trong thời gian đại dịch, DeChambeau đã điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện, cũng như tập trung vào tốc độ trên sân golf. Tăng cơ, tăng tốc độ, tăng lực tác động lên bóng. Tuy nhiên, đến năm 2021, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi DeChambeau bắt đầu cố gắng giảm cân. Đến cuối năm, anh ấy gặp khó khăn trong việc tập trung do mức năng lượng thấp gây nên cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Đến năm 2022, cơ thể anh bắt đầu suy sụp. Một vết rách sụn viền ở hông và gãy một phần xương ở cổ tay cầm gậy đã khiến anh không thể tham gia giải đấu này hồi năm ngoái.
Chất đạm tăng cao làm tăng khả năng viêm nhiễm và ức chế khả năng phục hồi cơ thể của DeChambeau. Anh chia sẻ: “Tôi bị dị ứng với bắp, lúa mì, gluten, sữa. Gần như tất cả mọi thứ tôi thích, tôi đều không thể ăn. Bắt đầu từ tháng 8, tôi không còn ăn uống tùy tiện, nhờ đó viêm nhiễm dần hết, lượng mỡ giảm đi đáng kể và cơ thể tôi trở nên thon gọn hơn. Thậm chí, tôi đã giảm được gần 9 kg trong 24 ngày. Theo số liệu đo được, trọng lượng cơ thể tôi đều do nước. Trước đây, tôi thực sự đã phát tướng”.
DeChambau không còn giữ trọng lượng khổng lồ như trước, nhưng vẫn có khả năng di chuyển cơ thể rất nhanh. Chế độ ăn uống đã tăng mức năng lượng của anh và quá trình luyện tập tốc độ giúp anh thuần thục với việc chơi ở tốc độ cao. Nhưng sợi cơ co giật nhanh vẫn còn đó. Một hệ thống cơ bắp được xây dựng để hỗ trợ những cú phát bóng xa.
Lối swing cũ của Bryson
Điều khó khăn nhất trong quá trình phục hồi chấn thương đối với các vận động viên chuyên nghiệp thường không phải là vấn đề tổn thất về thể chất mà là tinh thần. Nỗi sợ làm vết thương trầm trọng hơn hoặc việc di chuyển sẽ khiến cơn đau trầm trọng xuất hiện một lần nữa.
Mỗi cú swing phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, phải phù hợp và hiệu quả đối với golfer. DeChambeau thường tập trung vào phần sau của cổ tay trái khi đưa gậy va chạm bóng (anh đã học hỏi từ thần tượng Ben Hogan) và sức mạnh to lớn của phần thân trên khi gậy đi qua vị trí bóng.
Hầu hết các golfer đều giảm tốc độ tay muộn khi downswing nhằm giải phóng nhiều năng lượng hơn vào gậy. DeChambeau là một trong số những trường hợp ngoại lệ rất hiếm hoi, được đo trên máy 3D ENSO tiên tiến của PING, cánh tay anh duy trì tốc độ của chúng trong suốt quá trình va chạm. Đó là cách DeChambeau tạo ra tốc độ đáng kinh ngạc như vậy trong cú swing của mình, nhưng nó cũng gây ra tổn hại to lớn cho cơ thể. Chính điều này đã dẫn đến chấn thương ở cổ tay và hông của anh.
Sau chấn thương, cú swing của Bryson đã thay đổi một chút. Cổ tay cầm gậy gặp vấn đề nên hướng xoay của anh ấy cũng thay đổi. Bóng sẽ đi theo cả 2 hướng, DeChambeau và huấn luyện viên Chris Como, không quan tâm đến việc cam kết thực hiện đầy đủ lịch trình đánh giải ở cả LIV Golf Tour và PGA Tour nên họ đã chia tay một cách thân thiện. Không mất quá nhiều thời gian để Bryson hợp tác với Dana Dahlquist, HLV thuộc Top 50 Golf Digest, cả 2 đã kết hợp để phân tích “hình học” trong chuyển động của DeChambeau.
Về cơ bản, họ căn chỉnh tay cầm và gậy sao cho khớp với hướng chuyển trọng lượng của DeChambeau khi thực hiện động tác downswing. Điều này giúp thúc đẩy một đường xoay từ trong ra ngoài mà Bryson mong muốn. Để ngăn không cho mặt gậy bị lật và tạo ra cú hook (bóng bay lệch từ phải sang trái), anh phải tập trung duy trì cổ tay trái không mở ra khi tay cầm gậy nâng ngang qua bóng.
Kết quả là sự khởi đầu 66 gậy trên sân Oak Hill và T4 chung cuộc nhờ khả năng duy trì tốc độ và sự kiểm soát. Sự trở lại lần này sẽ khác so với lần trước và có thể đánh dấu bước ngoặc trong sự nghiệp tiếp theo của DeChambeau. Thật ra, những danh hiệu major mà anh đạt được đã là một thành tích đáng nể. Dù con đường sự nghiệp đầy quanh co nhưng sự thay đổi là tất yếu. Vấn đề là ‘nhà khoa học điên’ DeChambeau có thể tìm lại đúng hướng cho mình hay không.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận