menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Long

Brexit: Cơ hội tăng xuất khẩu vào Vương quốc Anh

Việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận sẽ gây nhiễu loạn hoạt động tại các cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu giữa Anh và Pháp

Dự báo, đây sẽ là cơ hội cho các quốc gia ngoài EU có thể đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu hàng hóa hoặc tìm kiếm những thỏa thuận song phương có lợi.Trung Quốc được cho là quốc gia đi đầu khi có thểtăng thêm 10,2 tỷ USD nhờ xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh.

Xếp thứ hai trong danh sách này là Mỹ với 5,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Anh cũng được dự đoán tăng khoảng 4,9 tỷ USD trong khi Thái Lan, Nam Phi, Ấn Độ, Brazil, Nga, Việt Nam được cho là đều có khả năng được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệptại Anh cũngđược thông báo về những "cơ hội" mở rộng thị trường được mở ra sau Brexit - khi các chiến dịch quảng cáo tại quốc gia này đang nêu ra những lợi thế của Vương quốc Anh nếu đượctự do thực hiện các thỏa thuận thương mại của riêng mình mà không phụ thuộc vào EU.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, việc Brexit diễn ra theo chiều hướng không thỏa thuận sẽ mang lại nhiều kết quả tiêu cực. Theodự báo của Văn phòng Nội các Anh về những hậu quả Brexit "cứng" có thể gây ra,thủ tục hải quan đình trệ sẽ gây tắc biên tại các cửa khẩu hàng hóa, nơi 85% xe ô tô chở hàng nhập khẩu của London đi qua và có thể kéo dài tới 3 tháng.

Chính điều khoản biên giới "cứng" giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland của Anh và Cộng hòa Ireland nhằm ngăn chặn hoạt động kiểm tra hải quan sẽ không có tác dụng, đồng thời là nguyên nhân chính gây ách tắc hàng hóa.Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, một số sự gián đoạn là không thể tránh khỏi nếu Vương quốc Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận. Báo cáo của Quốc hội Anh cho biết Brexit không có thỏa thuận có thể dẫn đến tình trạng thiếuthuốc chữa bệnh ở châu Âu khi khoảng 45 triệu gói thuốc được vận chuyển từ Anh đến phần còn lại của khối vào mỗi tháng.

Trước đó,Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hộiquốc gia Anh (NIESR)cảnh báonếu xảy ra Brexit không thỏa thuận, nền kinh tế Anh cũng không thể tăng trưởng trong năm 2020 và lạm phát sẽ tăng lên đỉnh 4% do đồng Bảng tiếp tục mất giá thêm khoảng 10% so với hiện nay làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng, khiến cuộc sống ở Anh trở nên đắt đỏ hơn, đồng thời kéo theo một số ngành công nghiệp như sản xuất xe hơi có thể phải đối mặt với sự sụp đổ.

Đồng thời, Anh buộc phảichuyển sang các quy tắc thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Dù Anh dứt áo ra đi, London vẫn sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan mà EU áp đặt. Điều này có thể đẩy giá các mặt hàng lên cao hoặc khiến các sản phẩm do Anh sản xuất bị đá thẳng khỏi thị trường mà họ từng là thành viên.

Châu Âu cũng sẽ chịu những tác động nhất định. Dự kiến, sẽ có khoảng hơn 1,2 triệu việc làm bị mất đi. GDP của nền kinh tế EU ước tính sẽgiảm 1,54% trong khi với Anh, tỷ lệ tăng trưởng GDP được sự đoán sẽ giảm 1,21%, xuống còn 4,48%.

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, các cử trinước Anh đãđược hứa hẹnsẽ có một thỏa thuận thương mại hậu Brexit nhanh chóng và dễ dàng với EU.Tuy nhiên, nếu Brexit "cứng" diễn ra, điều này có khả năng sẽkhôngthành hiện thực khiniềm tin giữa các bên bị phá vỡ.

TheoSunday Times, văn bản này được coi là sự đánh giá toàn diện nhất về sự sẵn sàng của Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận khi thời hạn31/10 đang đến gần. Dự kiến, Anh sẽ chi 6,3 tỷ bảng Anh (khoảng 7,7 tỷ USD) để chuẩn bị cho kịch bản Brexit không có thỏa thuận, bao gồm 4.2 tỷ bảng Anh (5,1 tỷ USD) để trợ cấp khẩn cấp cho các nhà sản xuất và nông dân.

Tuy nhiên,không có sự chuẩn bị nào có thể đối phó được hết những hậu quả do Brexit cứng gây ra, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chịu tổn thương nhiều hơn do ít thời gian chuẩn bị. Về cơ bản, giới quan sát nhận định, nước Anh sẽ cần nhiều hơn con số 6,3 tỷ bảng Anh để bù đắp những thiệt hại trong ngắn hạn.

Bất cứ lúc nào trước khi Vương quốc Anh rời EU, chính phủ Anh có thể hủy bỏ toàn bộ với một yêu cầu đơn giản đến Brussels. Nhưng cho đến nay, điều này rất khó xảy ra. Khi ông Boris Johnson lên làm Thủ tướng, Vương quốc Anh dường như đã nắm chắc một phiếu đi "một chiều".

Vấn đề hiện tại với nước Anh là làm thế nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp? Câu trả lời còn bỏ ngỏ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả