24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hà Chinh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bông Sen đảo nợ trái phiếu 4.800 tỷ đồng

Khi lô trái phiếu vừa đảo nợ vẫn còn thời hạn, Bông Sen tiếp tục đảo nợ một lần nữa, với kỳ hạn lô trái phiếu mới được kéo dài ra thành 5 năm ngay trước khi quy định cấm ngân hàng thương mại mua trái phiếu đảo nợ có hiệu lực.

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp từng sở hữu cổ phần tổ hợp khách sạn Daewoo Hà Nội vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, từ năm 2022 đến năm 2026.

Đợt phát hành trái phiếu này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Bông Sen phát hành lô trái phiếu có giá trị 4.320 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất dự kiến sẽ cố định ở mức 11%/năm. Mục đích phát hành của lô trái phiếu này nhằm tái cơ cấu lại các khoản nợ theo các trái phiếu do Bông Sen đã phát hành vào năm 2019.

Dù không công bố mục đích của đợt phát hành mới nhất, nhưng có thể dự đoán, Bông Sen tiếp tục đảo nợ bằng trái phiếu doanh nghiệp. Đây là lần đảo nợ thứ 3 kể từ khi doanh nghiệp này công bố phát hành lô trái phiếu trị giá 6.000 tỷ đồng vào năm 2017.

Khi đó, lô trái phiếu lần đầu phát hành có kỳ hạn 2 năm và được đảm bảo bằng 8 bất động sản, gồm 2 khách sạn, 3 nhà hàng, 3 tài sản cho thuê có diện tích hơn 2.900m2 giá trị lớn, tọa lạc tại các vị trí đặc địa ở TP.HCM và 37,87% cổ phần của Công ty Bông Sen; 70% cổ phần khách sạn Daewoo cũng như các tài sản khác.

Các nhà đầu tư khi đó đã mua hơn 90% số trái phiếu công ty chào bán, giúp Bông Sen thu về 5.473 tỷ đồng, tăng quy mô vốn hoạt động và triển khai các kế hoạch đầu tư.

Đến năm 2019, khi lô trái phiếu trị giá 5.473 tỷ đồng trên đến ngày đáo hạn, Bông Sen đã cho phát hành 6.450 tỷ đồng trái phiếu để "tái cơ cấu khoản nợ" và đồng thời duy trì mục tiêu thực hiện dự án đầu tư. Trái phiếu lần này có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 11%/năm và tài sản đảm bảo tương đồng với lô trái phiếu được phát hành năm 2017.

Đáng chú ý, nguồn tài chính của Bông Sen sau khi phát hành trái phiếu lại được sử dụng để mua trái phiếu của các công ty kém tên tuổi như Công ty TNHH Yamagata hay Công ty Cổ phần Azura. Các công ty này sao đó là nhà cung cấp vốn cho FE Credit – công ty tài chính tiêu dùng thuộc VPBank thông qua việc mua chứng chỉ tiền gửi của công ty này. Trước đó, Bông Sen trực tiếp mua các chứng chỉ tiền gửi của FE Credit trong các năm 2017 và 2018.

Đến năm 2021, khi lô trái phiếu 2019 chuẩn bị đáo hạn, Bông Sen tiếp tục đảo nợ một lần nữa. Lần này, thời hạn đảo nợ cho lô trái phiếu lần này chỉ còn là 1 năm thay vì 2 năm như trước.

Sang năm 2022, dù lô trái phiếu vẫn còn khá lâu mới hết hạn, Bông Sen tiếp tục đảo nợ, với kỳ hạn lô trái phiếu mới được kéo dài ra thành 5 năm. Động thái này diễn ra trước khi các quy định mới về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng được áp dụng từ ngày 15/1/2022.

Trong đó có quy định, ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; để góp vốn mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; hay có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả