24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lý Xuân Hải Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bóng ma suy thoái lởn vởn

1. Mỹ lo ngại suy thoái

Tháng 6/2022: lạm phát Mỹ tới 1,3% và lạm phát 12 tháng đã đạt đỉnh mới 9,1% cao nhất kể từ 1981 chủ yếu do xăng dầu, lưu trú và thực phẩm.

https://www.bls.gov/news.release/cpi.nr0.htm

PS. Nhìn số liệu thống kê công khai của Mỹ thèm phết!

Vì thế 0,75% tăng lãi suất gây ầm ỹ vừa qua của FED nay đã là chuyện nhỏ. Đợt tăng sắp tới thì con số 0,75% sẽ là tối thiểu và không loại trừ sẽ tới 1%.

Lạc quan là các chỉ số việc làm của Mỹ đến nay vẫn tốt.

Các công cụ tiền tệ của Mỹ sẽ siết chặt. Đồng USD sẽ tiếp tục lên giá.

Tóm lại Mỹ vẫn trung thành với chính sách thắt chặt chống lạm phát.

Và họ sẽ kiểm soát lạm phát được. Vụ này FED quá kinh nghiệm và dân Mỹ thì quá hiểu hiết nên không dân tuý được.

Mỗi cái có tránh được suy thoái bởi 2 cú đòn Covid và lạm phát không mới là vấn đề. 3 ngân hàng đầu tư hàng đầu - BoA, Wells Fargo và Nomura - dự kiến ​​suy thoái kinh tế ở Mỹ diễn ra trong năm 2022, Deutsche Bank - vào giữa năm 2023.

2. Nga, bị cách ly khỏi kinh tế toàn cầu đang sốt nóng vì lạm phát, lại đang đối mặt với vấn đề sốt lạnh: giảm phát

Ngay đầu cuộc chiến Ucraina Nga đã chịu lạm phát 20%. Cùng với nó đồng ruble bị đánh te tua: đang ở mức khoảng 70-75rubles/1$ ngay lập tức mất giá 100% lên gần 150 rubles/1$.

Các biện pháp thắt chặt tiền tệ và kiểm soát ngoại hối tàn nhẫn kiểu Malaysia năm 1997-1998 được áp dụng. Các đòn đáp trả cũng gay cấn.

Chính sách tiền tệ hiệu quả nhanh. Nhưng quá liều biết ngay!

Lạm phát tại Nga đã được chấm dứt và 2 tháng nay chuyển thành giảm phát: tháng 6/2022 giảm 0,35% và tuần đầu tháng 8 đã giảm 0,03%. Cầu trong nền kinh tế đang giảm.

Đồng rubles lập tức mạnh lên và còn mạnh hơn cả trước chiến tranh (có lúc chỉ cỡ 52 rubles/1$) và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu quá nên Nga đang cố… phá giá đồng ruble và nới lỏng kiểm soát ngoại hối.

Nếu đó chỉ là tác động ngắn hạn của chính sách tiền tệ thắt chặt quá đà thì không sao. Nhưng nếu không phải mà nằm căn cơ bên trong nền kinh tế làm giảm phát kéo dài sẽ dẫn đến chuyện sản xuất thua lỗ, suy giảm đầu tư, thất nghiệp gia tăng… và kết quả là còn giảm cầu nhiều hơn - một vòng xoáy giảm phát dẫn đến suy thoái sâu đòi hỏi nhiều năm để thoát ra bằng các chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá mạnh.

Dù sao cũng đánh giá cao sự quyết đoán và mưu của NHTW Nga.

Tiếp tục theo dõi xem sao!

3.

Sách lược “quay về châu Á” của Nga được khởi động. Nga cùng Trung Quốc xoay xở thiết lập các liên minh mới thông qua lõi BRICS. Trong nhóm này có đến 3 bỏ phiếu trắng là Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc còn Nga thì chống - tất nhiên - nghị quyết lên án Nga trong vụ Ucraina. Mỗi Brazil thuận. Ba ông RIC ngồi với nhau đã có một thị trường 3 tỷ dân. Nếu việc lôi kéo thêm vài nước giàu có khối Trung Đông thành công thì ác đấy.

Không biết có đi đến đâu.

4.

Euro Zone, EU càng kết nạp nhiều thành viên theo các động cơ chính trị thì sự khác biệt Kinh tế - Văn hoá - Chính trị càng lớn và tính hiệu quả trong điều hành càng kém. Nước Anh chịu không được nhiệt đã phải rút khỏi EU một phần cũng vì thế. EU càng to sự khác biệt càng lớn và nguy cơ tan vỡ càng cao. EU tồn tại thiếu nội lực mạnh, tính gắn kết mang đậm ý chí chính trị và thủ lĩnh do Đức - Pháp tranh hùng nên cả khối phụ thuộc vào bên ngoài - Mỹ.

Các chính sách tiền tệ chống lạm phát của EU cứ thụt thò bởi các chính khách dân tuý với các mối mâu thuẫn chồng chéo của các loại quyền lợi quốc gia và tham vọng thủ lĩnh EU.

Lạm phát mỗi ông mỗi kiểu nên ECB như gà mắc tóc: giữa bão lạm phát và nguy cơ suy thoái bà Chủ tịch ECB vẫn bảo không sao đâu và chưa thắt chặt tiền tệ vội! Cứ đà này 1EUR thấp hơn 1$ là không lạ. EUR càng ngày càng yếu và kém dù ECB không hẳn muốn thế.

UBS cho rằng khả năng xảy ra lạm phát đình trệ (Stagflation), nặng nhất từ Đức dù Pháp và Tây Ban Nha sẽ khá hơn, ở châu Âu không hề nhỏ.

https://www.reuters.com/.../europe-stares-stagflation.../

5.

Gói trừng phạt thứ 7 của Mỹ và EU quá yếu. Dường như đã hết bài. Đề xuất của bà Bộ trưởng Tài chính Mỹ về thiết lập giá trần của dầu từ Nga, chưa nơi gì về cơ chế thực hiện và tính khả thi còn tù mù, cũng đã thể hiện rằng ít nhất trong tương lai gần EU vẫn cần dầu khí của Nga và các cố gắng thoát Nga chưa thành công. Chắc phải tìm cách thoả hiệp thôi.

Case study là việc mâu thuẫn gay gắt giữa Nga và EU xung quanh việc quá cảnh hàng hoá qua lại giữa Nga và Kaliningrad. Kaliningrad là thành phố cảng biển Baltic tuy thuộc Nga nhưng nằm lọt thỏm giữa Balan và Lithuania. Từ Nga muốn đi đường bộ qua Kaliningrad phải quá cảnh qua lãnh thổ Lithuania và nhiều nhất trong vận tải hàng hoá là đường sắt. Lithuania là nước chống Nga cứng rắn và đã có sự “độc lập dầu khí” với Nga. Sự phụ thuộc vào Nga lớn nhất chỉ là hệ thống lưới điện chung. Cũng dễ hiểu vì Lithuania có các vấn đề lãnh thổ “lịch sử” với Belarus và Nga. Cứ để ý hồi sau Ucraina sẽ rõ.

Nhân vụ EU cấm vận Nga hàng hoá quá cảnh, Lithuania cấm luôn vận tải đường sắt với phần lớn hàng hoá.

Nga nổi xung: đầu tiên phản ứng với EU nhưng sau chuyển hướng chỉ trích thẳng Lithuania đã kiếm cớ “phong toả Kaliningrad”. Đồng thời đe doạ sẽ phản ứng cứng rắn: Từ phong toả ngược đến cắt Lithuana khỏi mạng lưới điện, đòi lại cảng Klaiped, xem lại quyết định công nhận Lithuana độc lập do “vi hiến”… đến cả doạ huỷ Hiệp định Đối tác và Hợp tác giữa EU và Nga năm 1994 vì điều khoản đảm bảo quá cảnh hàng hoá không nằm trong điều 19 từ Nga đến Kaliningrad qua Lithuana và Tuyên bố chung Nga - EU về quá cảnh giữa Kaliningrad và Nga ngày 11 tháng 11 năm 2002 bị phá vỡ, coi đó là đe doạ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Nga nên sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ.

EU sau đó đã giải thích lại rằng cấm vận với phương tiện đường bộ nhưng không liên quan… đường sắt (mục 7)! Lithuania cũng từ bỏ lập trường cứng rắn, không phản đối cách giải thích như vậy.

https://ec.europa.eu/.../faqs-sanctions-russia-export...

Có vẻ như cuộc khủng hoảng xung quanh quá cảnh Kaliningrad đã kết thúc. Dù các bên vẫn tuyên bố chiến đến cùng.

Phải chăng đó là tiền lệ cho giải pháp Ucraina?

6.

a. Nga sẽ sử dụng vũ khí nặng, chấp nhận thương vong cao, tấn công Ucraina chậm và chắc theo kiểu cỏ lan chứ không cố đấm ăn xôi dánh nhanh thắng nhanh, tránh thương vong dân thường và phá huỷ đô thị - cách đánh chủ quan do thông tin tình báo sai lệch này đã thất bại và Nga trả giá đắt. Các điều kiện chấm dứt chiến tranh sẽ ngày càng nặng và nâng cao hơn. Không thể khác được nếu Nga muốn giữ vị thế của mình. Được hay không là chuyện khác.

b. Tổng thống Zelenskiy vẫn cứng rắn đường lối bài Nga nhập EU và được sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh toàn diện về chính trị, hào phóng về tài chính và chừng mực về vũ khí phòng vệ. Nguồn vũ khí tiếp viện cho Ucraina giúp việc chống trả hiệu quả hơn nhưng rõ ràng là không đủ. Hơn nữa chỉ phòng thủ không thắng được.

c. Người dân Ucraina vẫn hàng ngày hứng chịu bom, đạn. Những người thân khắp nơi của họ, đông nhất ở Nga và Belarus nếu không kể những người mới di cư, sẽ tiếp tục khóc ròng trong ngơ ngác. Kịch bản Nam Tư phiên bản Ucraina đang hiển hiện. Balan, Lithuania và Hung cũng đang nhòm ngó kịch bản này.

d. NATO tuyên bố Nga là đối thủ trực tiếp và nguy hiểm nhất và sẽ tiếp tục mở rộng. Chạy đua vũ trang sẽ tăng tốc. Nhật, Đức nhân cơ hội sẽ tìm cách thoát khỏi vòng kim cô không phát triển lực lượng quân sự quá mức phòng vệ do WW2 để lại.

e. Trung Quốc đang theo dõi sát các biện pháp cấm vận, chống cấm vận và tác động kinh tế của chúng. Trong vụ Nga - Ucraina Trung Quốc ủng hộ Nga về tinh thần nhưng cũng không gây sự Mỹ bằng bất kỳ hành động nào. Họ chưa ra mặt.

Chính sách Zero Covid một cách cương quyết như là cuộc tập trận thử tính bền vững của kinh tế Trung Quốc, thử nghiệm các giải pháp trong trường hợp bị cấm vận và trừng phạt như với Nga.

e. Hệ thống kinh tế toàn cầu là nạn nhân. Vì nếu lạm phát và suy thoái toàn cầu làm ai đó bị tiêu vong thì giá vẫn quá rẻ.

Cái gì quy ra được thành tiền chả rẻ!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả