Bóng ma nợ và bong bóng tài chính đeo đẳng thế giới hậu Covid-19
Báo Sydney Morning Herald của Australia mới đây đã có bài viết nhận định thế giới hậu Covid-19 sẽ ngập trong "núi" nợ và thu nhập giảm.
Theo đó, đời sống hậu Covid-19 sẽ đặt ra rất nhiều thách thức đối với các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời tạo ra vô số tình huống khó khăn cho các ngân hàng trung ương khi phải cố gắng cân bằng giữa nợ không bền vững, tham vọng tăng trưởng kinh tế và rủi ro từ bong bóng tài chính. Đây là những yếu tố có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính khác trong khi thế giới vẫn còn rất "mong manh".
Thách thức lớn nhất và cũng là hạn chế lớn nhất của các chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình và ngân hàng trung ương là di sản nợ. Nợ công toàn cầu hiện ở mức cao nhất trong lịch sử. Do thực thi những chương trình hỗ trợ tài chính mà các chính phủ đã bổ sung khoảng 11.000 tỷ USD nợ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tại các nền kinh tế tiên tiến, nợ công sẽ tăng gần 19% trong năm nay lên tương đương 130% GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, không chỉ có nợ chính phủ đang tiếp tục tăng lên. Báo cáo tuần qua của nhà lý quỹ toàn cầu Janus Henderson chỉ ra rằng những khoản vay mượn của các công ty toàn cầu đã tăng 8,1%, lên mức kỷ lục 8.300 tỷ USD vào tháng 1, với tốc độ tăng nợ nhanh nhất trong vòng 5 năm. Dự báo, con số này sẽ tăng thêm 12%, tương đương 1.000 tỷ USD trong năm nay. Căng thẳng trong khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn nghiêm trọng hơn vì nhiều người trong số đó đã mất đi thu nhập do các lệnh phong tỏa và hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Do đó, khi đại dịch gây ra một sự gia tăng lớn về con số thất nghiệp, khiến nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp bị mất thu nhập trong các nền kinh tế phát triển, thì di sản sẽ mức nợ khổng lồ tại các nền kinh tế.
Đối với các chính phủ và ngân hàng trung ương, di sản này sẽ là một hạn chế đối với các chính sách trong tương lai. Dù bị khóa trong môi trường có tỷ lệ từ âm đến cực thấp, song các ngân hàng trung ương sẽ vẫn sẽ tiếp tục bơm tiền vào hệ thống. Một tỷ lệ lãi suất thực và tín dụng dồi dào sẽ khuyến khích sức mạnh đòn bẩy và buộc các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ngày càng tăng. Hậu quả là bong bóng đầu cơ có thể xuất hiện.
Để đối phó với những thiệt hại trên, các ngân hàng trung ương có thể lại tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính khác, khi kết hợp giữa mức nợ không bền vững và một bong bóng khổng lồ của thị trường chứng khoán, vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Như vậy, khi đại dịch kết thúc, những di sản sẽ còn kéo dài trong vòng một thập kỷ tới. Thậm chí, một thế hệ sau này vẫn sẽ tiếp tục phải vật lộn với những gì mà khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch đã tạo ra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận