Bóng đá và chứng khoán - Hai thương vụ đầu tư "kinh điển"
Câu lạc bộ bóng đá Juventus (Italia) lên sàn chứng khoán vào tháng 12 năm 2001, với giá trị khoảng 400 triệu đô la và trầy trật ở mức đó suốt gần 6 năm trời, tới tận đầu năm 2017, chỉ trong vòng 1 tháng, giá cổ phiếu của "bà đầm già" bỗng tăng mạnh đưa giá trị CLB này lên 500 triệu đô và tiếp tục tăng vọt lên 1.5 tỷ đô như hiện tại sau chỉ hơn 2 năm...
Việc Juventus quyết định mua về "siêu sao" Ronaldo sắp hết thời từ CLB Real Madrid chỉ nhằm tăng giá cổ phiếu của CLB chứ chưa hẳn vì chuyên môn, sau thương vụ này nhìn tình hình doanh thu CLB có tăng (nhờ bán được nhiều vé hơn, bán được nhiều áo đấu và đồ lưu niệm hơn), còn các chỉ số tài chính cũng chỉ ở dạng .... hứa hẹn vì khó có thể bù đủ chi phí thực hiện những vụ chuyển nhượng "bom tấn".
Malcom Glazer vào 2003 sở hữu 3,17% cổ phần của Manchester United, sau đó ông tăng tỷ lệ này lên khoảng 15%, tiếp đó lên 30% vào tháng 10/2004. Tháng 5/2005, Glazer đã nâng tỷ lệ sở hữu CLB MU lên 57% và vài ngày sau tỷ lệ này tiếp tục được tăng lên 75%. Quyết tâm thâu tóm toàn toàn đội bóng giàu thành tích nhất xứ sương mù được tỷ phú Malcom Glazer âm thầm thực hiện sau đó bằng việc nâng tiếp lên 98% và buộc 2% còn lại bán nốt cho mình để hoàn thành sở hữu 100% CLB chủ sân "Nhà hát của những giấc mơ".
Tổng số tiền nhà Glazer bỏ ra để sở hữu CLB đông fan hâm mộ nhất thế giới cách đây 14 năm khoảng 1.2 tỷ đô la, toàn bằng tiền... vay ngân hàng. Nhiều thông tin cho rằng gia đình Malcom Glazer đã chơi bài thế chấp tài sản là chính CLB MU, cộng với CLB bóng đá Tampa Bay mà họ sở hữu ở Mỹ để vay tiền ngân hàng thâu tóm MU. Đúng thật là "thánh tay không bắt giặc"?
Cách đây 7 năm thì nhà Glazer đã cho IPO trở lại CLB MU, sau 7 năm từ lúc mua lại, giá trị MU lúc đó định giá trên sàn chứng khoán khoảng hơn 2 tỷ đô la, tăng khoảng 75% so với số tiền nhà Glazer đã bỏ ra mua đội bóng chủ sân Old Trafford. Lúc đỉnh cao, trị giá CLB MU tính theo thị giá cổ phiếu trên sàn đã lên tới 4 tỷ đô cách đây 1 năm (hiện đã rớt xuống dưới 3 tỷ USD do CLB chưa có triển vọng gì sáng sủa cho 2 năm tiếp theo).
Từ lúc IPO trị giá CLB MU tăng 40% sau 7 năm (tương đương gửi tiết kiệm 4.5%/năm) và 240% sau 15 năm (tương đương 6%/năm) tính từ lúc mua lại CLB, thương vụ đầu tư này ở Anh cũng không tồi, chưa nói là béo bở vì đồng đô la cũng như đồng bảng Anh luôn giữ được giá trị ổn định, dù các chỉ số kinh doanh của MU cũng như các CLB bóng đá khác thì chả có gì đáng quan tâm khi thu nhập tưởng cao chả bù nổi tiền nuôi sao và nuôi HLV tiếng tăm.
Bóng đá vẫn chỉ là nơi tiêu tiền cho cảm xúc và làm nổi danh các ông chủ giầu có chứ ko phải nơi ... làm giầu cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Về danh tiếng thì nhà Glazer có vẻ giầu có, khi họ chuyển nợ của họ sang cho CLB MU, theo cách này họ vừa sở hữu được MU vừa rủ bỏ được món nợ. Quả là một sự tính toán khôn ngoan tài tình của gia đình tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận