Bong bóng nhà đất ở Việt Nam không sụp đổ như Mỹ 2008
Để nói đầy đủ thì chắc cần đọc lại vài cuốn, nên ở đây chỉ nói ngắn gọn, còn ai quan tâm thì mình để tên cuốn sách ở dưới.
1. Bất động sản Việt Nam không hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là dựa theo cung cầu. Thay vào đó, nó được bảo vệ bởi lợi ích nhóm và người tham gia được hưởng đặc ân. Đó là vì sao giá cả không giảm mà chỉ đi ngang rồi tăng lên lại.
2. Ở Mỹ vào năm 2007, khi các chủ nhà bắt đầu chậm trả nợ, chính phủ không can thiệp quá sâu. Họ để cho một số ngân hàng đầu tư sụp đổ. Trên truyền thông thì bạn chỉ thấy chính quyền giải cứu một số ngân hàng, điều đó đúng một phần. Nhưng cái nhìn tổng quát là họ đã để hơn 400 ngân hàng lớn nhỏ dẹp tiệm để tái cơ cấu nợ xấu.
3. Những chủ nhà nào không trả kịp nợ phải bán nhà với mức lỗ. Còn những ai có khả năng trả thì nắm giữ. Gần 3 triệu căn nhà có giá thị trường thấp hơn mức chủ nhà mua.
4. Những quỹ đầu tư, hưu trí hay tổ chức nào mua trái phiếu bất động sản thì không được cứu, thua lỗ thì phải chịu. Một số được hỗ trợ nhưng phần lớn thì không.
5. Từ năm 2009 trở đi, chính quyền bắt đầu bơm tiền để kích thích thị trường trở lại, từ đó bắt đầu sự phục hồi. Nhưng chỉ sau khi những tài sản xấu bị loại bỏ, những tổ chức rủi ro dẹp tiệm thì mới làm được.
Vì sao những điều trên lại quan trọng? Để giá nhà đất trở về đúng mức thị trường thì cơ chế cung cầu cần được hoạt động. Ở Việt Nam thì liệu điều này có xảy ra không? Gần không.
Lý do là gì? Bất động sản là kênh đầu tư của nhiều lợi ích nhóm, cho nên bằng mọi cách phải bảo vệ và không cho nó giảm giá. Chính vì vậy nên thị trường nhà đất Việt Nam khó mà sụp đổ, vì nó không phải là thị trường.
Đọc: too big to fail
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận