24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nhật Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bốn tuyệt chiêu giúp kinh tế Trung Quốc "né" đòn nhân khẩu học

Bốn nhóm giải pháp dưới đây được đánh giá là có thể hạn chế tối đa những tác động của nhân khẩu học đến nền kinh tế Trung Quốc.

Nỗi lo nhân khẩu học

Những dữ liệu điều tra dân số của Trung Quốc gần đây, cộng thêm với việc chính phủ cho phép người dân được phép sinh ba con đã gióng lên hồi chuông báo động về tình hình nhân khẩu học của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Dữ liệu cho thấy mức tăng dân số của Trung Quốc trong thập niên qua là 72 triệu người, mức thấp nhất kể từ những năm 1950. Cơ cấu nhân khẩu học có chiều hướng xấu đi khi tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 13,5% dân số Trung Quốc vào năm 2020, tăng từ 8,9% năm 2010. Tỷ lệ dân số từ 14 tuổi trở xuống tăng nhẹ trong thập niên, từ 16,6% lên 18%. Trong khi đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) giảm từ 70% xuống 63,4%.

Tỷ lệ này phản ánh tình trạng dân số già đang gia tăng so với dân số trong độ tuổi lao động.

Đáng lo ngại nhất là tỷ lệ sinh tại Trung Quốc đang giảm mạnh. Dữ liệu chính thức cho thấy số trẻ sơ sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục, khi chỉ có 12 triệu trẻ vào năm 2020, thấp hơn khoảng 18% so với năm 2019.

Kể từ năm 2016, với tỷ lệ sinh 1,3 trẻ em/phụ nữ, Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nếu xu hướng này không được kiểm soát, quốc gia này sẽ phải đối mặt với tương lai tồi tệ do sự suy giảm dân số nhanh chóng.

Dù chính phủ Trung Quốc rất nỗ lực trong việc ngăn chặn sự sụt giảm tỷ lệ sinh,khi chính sách một con được nới lỏng vào năm 2016. Nhưng sau một thời gian tăng ngắn ngủi, tỷ lệ sinh lại tiếp tục giảm.

Sự thất bại của lần điều chỉnh đầu tiên đó khiến sự lạc quan về việc nới lỏng các hạn chế sinh đẻ mới nhất có phần suy giảm.

Thậm chí, ngay cả khi sự thay đổi chính sách này có hiệu quả, mô hình nhân khẩu học của Trung Quốc được nhận định sẽ tiếp tục xấu đi trong những thập kỷ tới. Sự gia tăng dân số già cùng với việc giảm dân số trong độ tuổi lao động là kết quả của mức sinh thấp và tuổi thọ ngày càng tăng trong những thập kỷ qua. Việc đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm hiện nay là yếu tố quan trọng tránh “một vụ đắm tàu" xảy ra trong lĩnh vực nhân khẩu học, mặc dù điều này sẽ không thay đổi xu hướng của dân số trong những thập kỷ tới.

Bốn tuyệt chiêu

Trước nỗi lo về tình hình nhân khẩu học, ông Aidan Yao, chuyên gia kinh tế châu Á cấp cao tại AXA Investment Managers đã đưa ra 4 giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động của nhân khẩu học đến nền kinh tế.

Bốn tuyệt chiêu giúp kinh tế Trung Quốc "né" đòn nhân khẩu học
Kể từ năm 2016, với tỷ lệ sinh 1,3 trẻ em/phụ nữ, Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. (Nguồn: Bloomberg)
Thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng tuổi nghỉ hưu. Hiện tại, độ tuổi nghỉ hưu đối với nam giới là 60 tuổi và đối với nữ giới là 50 đến 55 tuổi. Mức tuổi này đều thấp hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lần lượt là 64 và 63 tuổi. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ không chỉ làm chậm sự suy giảm nguồn cung lao động mà còn giảm bớt áp lực lên hệ thống lương hưu ít ỏi của Trung Quốc. Giải pháp này đang được thảo luận tại Bắc Kinh và có thể sớm được ban hàng trong thời gian tới.
Thứ hai, tăng năng suất lao động. Nếu như việc tăng số lượng lao động gặp nhiều khó khăn thì việc nâng cao chất lượng lao động sẽ là mục tiêu dễ thực hiện hơn. Dữ liệu điều tra dân số mới nhất cũng cho thấy trình độ giáo dục và đô thị hóa ở Trung Quốc đang gia tăng trong thập kỷ qua. Thêm nhiều lao động có năng lực và trình độ, có thể đảm nhiệm nhiều công việc có giá trị gia tăng hơn ở các thành phố chính là điều Trung Quốc cần để thúc đẩy năng suất và giữ nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Thứ ba, bù đắp lao động trong lĩnh vực sản xuất. Trung Quốc đã giành nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp robot và khuyến khích các nhà máy truyền thống áp dụng tự động hóa. Bằng cách để máy móc đảm nhận các công việc đòi hỏi tốc độ, độ chính xác và thể chất, Trung Quốc sẽ có thể tăng năng suất, bù đắp chi phí lao động đang tăng và duy trì vị thế là “công xưởng của thế giới”.
Thứ tư, thuê nhân công ngoài. Đây có thể là một giải pháp cho vấn đề thiếu hụt lao động đối với một số ngành. Việc mở rộng chuỗi cung ứng sang các quốc gia khác có nguồn lao động tốt hơn có thể giúp các công ty Trung Quốc duy trì sức cạnh tranh. Mặc dù điều này có nghĩa là việc làm sẽ không còn ở Trung Quốc, nhưng các chủ sở hữu Trung Quốc vẫn có thể thu được phần lớn lợi nhuận từ việc chi phí lao động thấp hơn.

Tất cả những giải pháp này hiện đang được chính phủ Trung Quốc xem xét. Mối lo nhân khẩu học rõ ràng là một thách thức phát triển, tuy nhiên Trung Quốc nên dùng giải pháp để làm chủ lại cuộc chơi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả