Bốn trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Chính phủ mới ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Cụ thể, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xem xét điều chỉnh khi có một trong 4 trường hợp sau đây (thay vì 6 trường hợp như quy định cũ): Có sự điều chỉnh nội dung của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác theo quy định của Nghị định này hoặc dẫn đến có sự thay đổi về nội dung phê duyệt tiền cấp quyền khai thác trước đó; việc điều chỉnh chỉ thực hiện đối với thời hạn còn lại của giấy phép và không quá 20% so với số tiền còn lại phải nộp đã được phê duyệt trước đó…
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền khai thác tài nguyên nước: Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên…
Nghị định cũng quy định căn cứ, trình tự, thủ tục và các nội dung khác liên quan đến việc nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2021.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận