menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quang Minh

Bốn kịch bản cho cuộc chiến Nga – Ukraine

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không có người chiến thắng, nhưng vẫn phải kết thúc. Telegraph đã đăng bài phân tích của chuyên gia Alexander Graef của Viện Nghiên cứu Hòa bình và chính sách An ninh, trong đó ông đưra các nhận định về cuộc chiến sẽ diễn ra thế nào.

Kịch bản đầu tiên: Thỏa thuận “cưỡng ép”

Bất cứ giải pháp ngoại giao nào sẽ đều yêu cầu ông Putin phải thu hẹp các mục tiêu của mình. Ông Putin sẽ cần phải xây dựng một số hình thái trung lập của Nga và chấp nhận rằng ông không thể kiểm soát nhiều hơn khu vực Donbass. Hiện Nga và Ukraine đã bắt đầu đàm phán vòng hai, sau khi kết thúc vòng đầu tiên. Việc hai bên bắt đầu đàm phán là điều đáng khích lệ, nhưng chúng ta vẫn chưa thể quá lạc quan. Việc Phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Nga buộc ông Putin phải tính toán rằng ông không thu được lợi ích nào nếu nỗ lực ngoại giao dẫn đến việc Ukraine đầu hàng.

Ngược lại, chính phủ Ukraine cũng sẽ phải chấp nhận một số yêu cầu của ông Putin nhằm ngăn chặn đổ máu thêm hoặc thất bại quân sự. Tuy nhiên, Ukraine cũng cần phải đảm bảo rằng vận mệnh chính trị của chính nước này có thể được tồn tại.

Kiev đã làm rõ rằng Ukraine kỳ vọng binh lính Nga sẽ rút lui và Moscow cung cấp các đảm bảo an ninh “cứng”. Việc thiếu hoàn toàn sự tin tưởng giữa các bên đã khiến kịch bản này rất khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại.

Kịch bản hai: Chiến thắng kiểu Pyros

Quân đội Nga đã mắc nhiều sai lầm trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Họ đã hành động theo trình tự thời gian bất hợp lý và đánh giá sai về sức mạnh và sức kháng cự của người Ukraine.

Nỗ lực tiến nhanh tới Kiev và loại bỏ sự lãnh đạo chính trị ở Ukraine đã thất bại. Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Michael Kofman chỉ ra rằng hầu hết các đơn vị khả dụng của Nga vẫn chưa được triển khai. Moskva vẫn chưa sử dụng các máy bay chiến đấu chiến thuật của mình, điều này cũng đúng với hầu hết các xe tăng và pháo của Nga. Cho đến nay, dù chịu nhiều thương vong, Nga vẫn không theo đuổi chiến lược phá hủy quy mô lớn.

Cuối cùng, Ukraine vẫn thua kém về mặt quân sự, và các vũ khí của Phương Tây cũng sẽ không thể thay đổi tình hình. Chiếm được Kiev và đạt được sự thay đổi chế độ ở Ukraine vẫn sẽ là kịch bản dễ xảy ra nhất. Nhưng đây sẽ là chiến thắng kiểu Pyros cho Nga, ám chỉ một chiến thắng phải trả cái giá quá đắt.

Chiến thắng đó yêu cầu bắn phá các khu vực thành thị cực lớn, sát hại hàng nghìn dân thường. Việc phá hủy Ukraine sẽ càng khiến ông Putin và nước Nga bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Cùng thời điểm đó, chính quyền thân Nga được dựng nên ở Kiev sẽ phải đối mặt với cuộc chiến nổi dậy kéo dài vĩnh viễn, càng làm chiến phí của Nga tăng lên.

Về dài hạn, tình hình này có thể dẫn đến hỗn loạn nội bộ ở Nga, nhưng cũng sẽ gây mất an ninh và bất ổn quy mô lớn. Các nhà nước láng giềng của Nga sẽ coi việc kiểm soát chính trị của Nga ở Ukraine là bất hợp pháp và là một mối đe dọa an ninh cho họ.

Nga sẽ cố gây tổn hại tới sự đoàn kết của Phương Tây trong các lệnh trừng phạt, bằng cách khoét sâu chia rẽ nội bộ ở các nước này và làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng xung đột kéo dài giữa Nga và Phương Tây, trong đó có việc giới hạn các hoạt động xuyên quốc gia, chẳng hạn như du lịch và các sự kiện thể thao.

Kịch bản ba: Đảo chính ở Nga

Kịch bản này rất khó có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại, dù xác suất xảy ra không phải bằng 0. Đối mặt với việc ngày càng nhiều thương vong và các lệnh trừng phạt siết chặt hơn, các thành viên thân tín của ông Putin có thể sẽ phải nhận ra rằng cuộc chiến này sẽ không thể chiến thắng với cái giá mà Nga có thể chịu được.

Cuộc đảo chính sẽ khiến ông Putin bị mất quyền lực. Giới lãnh đạo mới của Nga có thể sẽ thảo luận về một thỏa thuận và một cuộc rút lui trật tự. Kết quả này sẽ làm rung chuyển nền chính trị Nga, và hiện nay ông Putin đã củng cố quyền lực của mình rất sâu ở nước này. Dù vậy, triển vọng thay đổi chế độ ở Nga đã trở thành một ý tưởng đối với một số nhà quan sát Phương Tây.

Trong 60 năm qua, ở Nga đã có 2 lần xảy ra đảo chính. Năm 1964, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev bị lật đổ, sự kiện xảy ra 2 năm sau quyết định chính trị tồi tệ liên quan đến khủng hoảng tên lửa Cuba. Cuộc đảo chính thứ hai diễn ra vào năm 1991, khi đó các đảng viên theo đường lối cứng rắn đã cố gắng lật đổ Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev nhưng không thành công do thiếu quyết tâm và thiếu sự ủng hộ của công chúng. Dù vậy, cuộc đảo chính này cũng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô.

Tình cảnh hiện nay của Nga khác trước rất nhiều. Trong 20 năm qua, ông Putin đã loại bỏ tất cả các đối thủ nguy hiể. Bên cạnh đó, cũng không có thể chế chính trị nào ở Nga thực sự có đủ quyền lực để đảo chính.

Việc thay thế ông Putin, nếu xảy ra, sẽ là ở bên trong “vòng tròn thân tín” của ông. Các ứng ửng viên tiềm năng là Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Nikolay Patrushev. Cả hai người này đều chia sẻ quan điểm về thế giới của ông Putin, nhưng họ sẽ phải nhận ra sự thật rằng kiềm chế tham vọng của Nga ở Ukraine là tuyệt đối cần thiết nhằm duy trì quyền lực.

Kịch bản bốn: Leo thang hạt nhân

Các kịch bản nêu trên vốn đã rất tệ, nhưng kịch bản thứ tư còn tệ hơn. Đó là leo thang hạt nhân. Ông Putin vốn cũng đã bắn tín hiệu về một sự leo thang trong quản lý cuộc khủng hoảng Ukraine. Khi tuyên bố chiến dịch ở Ukraine cách đây 1 tuần, ông Putin đã cảnh báo Phương Tây chớ nên can thiệp, vì “cách mà Nga phản ứng sẽ dẫn tới các hậu quả mà Phương Tây chưa từng được chứng kiến trong lịch sử”. Hôm 27/2, ông Putin thông báo các lực lượng hạt nhân Nga sẽ được đặt trong tình trạng cảnh báo cao. Hiện vẫn chưa rõ “chế độ chiến đấu đặc biệt của các lực lượng răn đe” nghĩa là gì, nhưng tự bản thân tuyên bố của ông Putin đã là một sự đe dọa và thay đổi cách Phương Tây đánh giá về nguy cơ.

Bất cứ hành động dùng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ là thảm họa, và gây ra hàng triệu người chết. Dù vậy, vẫn rất khó xác định ông Putin sẽ phản ứng thế nào nếu ông cảm thấy thật sự bị đe dọa. Bất cứ sự hiểu nhầm nào nữa giữa các bên cũng làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân và dẫn tới leo thang. Khả năng này đến nay là vẫn thấp, nhưng cũng không có nghĩa là không xảy ra.

Cuối cùng, cuộc chiến của ông Putin sẽ không có người chiến thắng. Đây vốn đã là thảm họa cho người Ukraine. Trật tự an ninh ở châu Âu mà chúng ta từng biết đã sụp đổ.

Cuộc chiến này cũng sẽ làm thảm kịch đối với người Nga. Hầu hết các lệnh trừng phạt của Phương Tây sẽ kéo dài vĩnh viễn, bởi vậy cuộc sống ở Nga sẽ không thể như trước nữa trong các năm tới.

Việc suy giảm chất lượng sống sẽ thổi bùng các cuộc biểu tình của công chúng và có thể gây ra xung đột trong nội bộ giới tinh hoa của Nga, điều có thể dẫn tới sụp đổ nhà nước, và gây ra những hậu quả quốc tế tồi tệ.

Phương Tây đang ở trong tình trạng khó xử. Với việc không còn giải pháp nào tốt nữa, việc cứu lấy nhà nước Ukraine do đó sẽ buộc Phương Tây phải đưa ra các lựa chọn cứng rắn.

Theo Telegraph

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại