menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quang Sang

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Từ khi được giới thiệu lần đầu vào đầu những năm 1980, Bollinger Bands vẫn luôn là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật (PTKT) được nhiều nhà giao dịch, nhà đầu tư tin dùng. Bài viết dưới sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về Bollinger Bands cách ứng dụng chỉ báo này.

1. Bollinger bands là gì?

Bollinger Bands (đường Bollinger) là một công cụ được sử dụng phổ biến trong PTKT để đo lường những biến động của thị trường. Nó giúp nhà đầu tư, nhà giao dịch xác định các xu hướng giá và dự báo liệu xu hướng này còn tiếp tục hay sẽ đảo chiều.

“Cha đẻ” của Bollinger Bands là John Bollinger, một chuyên gia phân tích tài chính có uy tín người Mỹ vào đầu những năm 1980 khi ông nhận ra rằng, những biến động của thị trường không hề đứng im như mọi người vẫn lầm tưởng tại thời điểm đó.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Cấu tạo của đường Bollinger gồm 3 thành phần:

  • Đường trung bình động đơn giản SMA ở giữa (thường là đường SMA20)
  • Đường Bollinger bên trên (Upper Bollinger Band) được tính bằng cách lấy đường SMA cộng với k lần độ lệch chuẩn
  • Đường Bollinger bên dưới (Lower Bollinger Band) được tính bằng cách lấy đường SMA trừ đi k lần độ lệch chuẩn

2. Cách tính Bollinger Bands

Để tính các đường Bollinger, trước tiên cần tính giá trị của đường trung bình động giản đơn SMA và giá trị độ lệch chuẩn trong cùng một chu kỳ.

Công thức tính các đường Bollinger như sau:

  • Đường Bollinger trên = SMA + k x σ
  • Đường Bollinger dưới = SMA + k x σ

Trong đó:

  • k: số độ lệch chuẩn (thường là 2)
  • σ: độ lệch chuẩn trong cùng một chu kỳ tính SMA

3. Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger

Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu vượt quá cung, giá chứng khoán sẽ vượt ra ngoài đường Bollinger trên. Nếu giá vẫn tiếp tục nằm ngoài đường trên thì có nghĩa sức tăng giá của chứng khoán vẫn còn rất mạnh.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Khi mức độ giảm giá quá mạnh, cung vượt quá cầu, giá chứng khoán sẽ vượt ra ngoài đường Bollinger dưới. Nếu giá vẫn tiếp tục nằm ngoài đường Bollinger dưới thì có sức giảm giá vẫn còn rất mạnh.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Trường hợp giá chứng khoán vượt ra ngoài đường Bollinger rồi quay trở lại vào bên trong ngay sau đó thì đây là tín hiệu dự báo đà tăng giá hoặc giảm giá đã bắt đầu suy yếu, có thể xảy ra sự đảo chiều xu hướng.

4. Cách ứng dụng Bollinger Bands trong phân tích kỹ thuật

4.1. Dùng Bollinger Bands xác định vùng kháng cự, hỗ trợ

Có thể sử dụng Bollinger Bands với vai trò của mức kháng cự - hỗ trợ. Chiến thuật giao dịch ở đây là Mua thấp – Bán cao, cụ thể: Bán khi giá tăng chạm đường trên và Mua khi giá giảm chạm đường Bollinger dưới.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Chiến thuật giao dịch với đường Bollinger này thường được áp dụng trong những thị trường sideway (thị trường không có xu hướng không rõ ràng, giá đi ngang trong thời gian dài), tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường có những biến động mạnh.

(*) Đây là chiến thuật đơn giản nhưng đòi hỏi độ “già dơ” và nhạy bén trong phân tích đồ thị. Những nhà đầu tư, nhà giao dịch mới “chân ướt chân ráo” tham gia vào thị trường không nên sử dụng chiến thuật này.

4.2. Mô hình Bollinger Bands Squeeze (Nút thắt cổ chai)

Bollinger Bands Squeeze hay đường Bollinger siết chặt là một khái niệm quan trọng cần nắm khi sử dụng công cụ Bollinger Bands. Đặc điểm của mô hình này là đường Bollinger trên/dưới nằm gần nhau, ép sát vào đường trung bình động.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Mô hình này xảy ra khi giá không có nhiều biến động, chỉ dao động trong một phạm vi rất hẹp trong một khoảng thời gian dài. Đây là một tín hiệu cho thấy cổ phiếu đang trong giai đoạn tích luỹ và chuẩn bị cho một sự biến động mạnh mẽ trong tương lai. Khi mô hình nút thắt cổ chai xuất hiện trên đồ thị là báo hiệu thị trường sắp có “biến”, cần chú ý để đưa ra những quyết định mua – bán phù hợp.

  • Khi giá tăng vượt ra khỏi vùng siết chặt thì đây có thể là tín hiệu mua vào.
  • Khi giá giảm vượt ra khỏi vùng siết chặt thì đây có thể là tín hiệu bán ra.

4.3. Giao dịch tại điểm phá vỡ kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands đi ngang kéo dài

Phần lớn thời gian giá chỉ dao động bên trong đường Bollinger cho nên bất kỳ sự “vượt rào” nào, dù xảy ra ở đường Bollinger trên hay dưới, đều là những sự kiện đáng quan tâm. Và càng đáng quan tâm hơn nữa khi xuất hiện trong một xu hướng dài hạn.

Sự phá vỡ (eakout) xảy ra khi giá đóng cửa vượt ra khỏi giới hạn của đường Bollinger. Khi đó, chiến thuật giao dịch có thể áp dụng là: Mua vào khi giá phá vỡ đường Bollinger trên và bán ra khi giá phá vỡ đường Bollinger dưới.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Tuy nhiên, các nhà giao dịch, nhà đầu tư nên cẩn trọng khi áp dụng chiến thuật này, thay vào đó cần phải kết hợp với nhiều công cụ PTKT khác để đưa ra những quyết định đúng đắn.

4.4. Sử dụng Bollinger Bands cùng các chỉ số khác

4.4.1. Bollinger Bands cùng chỉ số RSI

“Song tấu” Bollinger Bands và chỉ số RSI được sử dụng khá hiệu quả trong một thị trường không có nhiều biến động hoặc xu hướng không rõ ràng. Kết hợp 2 công cụ này cho nhà giao dịch biết liệu thị trường có đang trong tình trạng quá mua (overbought) hay quá bán (oversold); hoặc thị trường có đang định giá sai cổ phiếu hay không.

Khi quan sát đồ thị thấy giá tăng phá vỡ khỏi đường Bollinger trên nhưng chỉ báo RSI lại thể hiện một xu hướng giảm thì đây có thể là tín hiệu xu hướng tăng đã yếu và có thể đảo chiều giảm trong tương lai.

Bollinger Bands Là Gì? Cách Ứng Dụng Bollinger Bands Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Ngược lại khi giá giảm ra bên ngoài đường Bollinger dưới nhưng chỉ báo RSI lại thể hiện một xu hướng tăng thì đây có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm đã yếu, có thể xảy ra sự đảo chiều tăng trong tương lai.

4.4.2. Bollinger Bands cùng chỉ số MACD

Bollinger Bands giúp nhà giao dịch nhận định và so sánh những biến động giá. Trong khi đó, đường trung bình độ hội tụ/phân kỳ MACD (Moving Average Convergence/Divergence) là một chỉ báo động lượng theo xu hướng vô cùng hữu ích.

Kết hợp “bộ đôi” này giúp nhà giao dịch vừa phân tích xu hướng vừa đo lường sức mạnh của xu hướng đó để xác định những điểm mua hay điểm bán phù hợp.

5. Mặt hạn chế khi sử dụng Bollinger Bands trong phân tích kỹ thuật

Không công cụ PTKT nào là hoàn hảo, tất cả đều có những mặt hạn chế nhất định. Bollinger Bands cũng không phải ngoại lệ.

Bollinger Bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập mà chỉ là một chỉ báo được tạo ra để cung cấp những thông tin liên quan đến sự biến động giá. Do vậy nhà đầu tư, nhà giao dịch không nên chỉ dựa vào những diễn biến của Bollinger Bands làm “kim chỉ nam” cho những quyết định giao dịch của mình. Thay vào đó nên kết hợp với những công cụ PTKT khác như chỉ báo RSI hay đường MACD.

Bollinger Bands được tính toán dựa trên đường trung bình động đơn giản, cho nên dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại có trọng số ngang nhau, vì thế những thông tin mới có thể bị pha loãng bởi thông tin cũ.

Ngoài ra, việc sử dụng đường SMA20 cùng với 2 giá trị độ lệch chuẩn có phần tùy tiện và không hoạt động hiệu quả trong một vài trường hợp nhất định.

6. Tổng kết

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Bollinger Bands là gì, cách sử dụng công cụ này sao cho hiệu quả và những mặt hạn chế của nó. Mong rằng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin giá trị và hữu ích.

Để cập nhật những thông tin mới nhất, hãy tải ngay ứng dụng 24hmoney trên Google Play hoặc App Store. Cũng đừng quên thường xuyên truy cập website 24hmoney nhé.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
42 Yêu thích
1 Bình luận 87 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại