menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ninh Nguyễn Pro

“Bóc phốt” việc tăng vốn của các ngân hàng

Câu chuyện tăng vốn của doanh nghiệp không có gì mới. Khi cần vốn để kinh doanh hoặc vì mục đích nào đó mà phải “tăng số lượng cổ phiếu” để bán ra thị trường thì các doanh nghiệp có rất nhiều cách để tăng vốn.

Và thường trước khi tăng vốn, lãnh đạo doanh nghiệp đã lên kế hoạch rất chi tiết, cụ thể. Từ việc làm đẹp BCTC, vẽ kỳ vọng tương lai cho đến PR, tổ chức hội đàm, hội thảo để dọn đường cho việc tăng vốn diễn ra thuận lợi. Có nhiều DN tăng vốn thật sự và dùng nguồn tài chính mới đó để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư hoặc tái cơ cấu vốn – nợ, nhưng ngược lại, có những DN tăng vốn ào ạt, thực hư vốn thật vốn ảo khó mà đánh giá. Với những doanh nghiệp này, NĐT cần hết sức cẩn trọng.

Có nhiều cách để DN tăng vốn như phát hành cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho đối tác chiến lược, chia cổ tức bằng cổ phiếu, chia thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu,..

Trong các hình thức tăng vốn trên, đỉnh cao là hình thức tăng vốn bằng chia thưởng, chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại đối với dòng NGÂN HÀNG.

Tại sao tôi lại gọi đó là đỉnh cao của sự tăng vốn? Bởi vì với các DN sản xuất kinh doanh thuần túy, mức độ tăng vốn bằng cách này gặp phải nhiều vấn đề trục trặc, khó khăn hơn rất nhiều so với sự các Ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng tư nhân, chưa có lịch sử lên sàn lâu dài.

Nào, chúng ta cùng mổ xẻ chi tiết!

Giả sử một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy, lấy ví dụ là FPT: Theo BCTC kết thúc năm 2018, FPT hiện có số dự LNST chưa phân phối là 5,293 tỷ. Số LNST này là số dư còn lại sau khi đã nộp thuế đầy đủ cho nhà nước, giả sử mức thuế TNDN phải nộp là 20% thì FPT đã phải trích ra 1323 tỷ để nộp nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Và đây là “tiền tươi thóc thật” nên hẳn phải là DN làm ăn có tiền thực để nộp. Vì thế những doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận cao đột biến mà không đi kèm với dòng tiền thì rất e dè liệu xem có nên book LN này hay không, vì 1 khi đã book thì coi như đã ghi “nợ” tiền thuế sẽ phải nộp cho nhà nước rồi. Trừ trường hợp cố tình làm đẹp để tăng vốn, sau này lấy tiền từ bán cổ phiếu ra ngoài rồi trích phần ấy lại trả nghĩa vụ thuế.

Nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, điều khó khăn nhất khi tăng vốn theo hình thức này là phải có tiền để trả nhà nước về thuế. Nhiều DN hiện còn bị cưỡng chế thu thuế, như FLC, ROS,…hoặc chậm nộp rất nhiều năm.

Nhưng còn dòng Ngân hàng thì sao?

Ngân hàng là chủ thể trung gian nhận tiền gửi huy động để cho vay vì thế nguồn tiền của họ được coi là… vô biên. So với vốn chủ thì tỷ lệ vốn chủ/ tài sản của ngân hàng lên đến con số hàng chục lần, khác xa rất nhiều so với DN thông thường.

Nếu để làm đẹp báo cáo LN thì ngân hàng cũng đơn giản hơn rất nhiều đặc biệt trong việc hạch toán các nhóm nợ khác nhau, dẫn đến mức độ trích lập dự phòng ít đi hay nhiều lên.

Vì mục đích nào đó, các ngân hàng tư nhân đã tăng vốn ồ ạt thời gian qua từ nguồn lợi nhuận tích lũy để lại. Và để trả tiền thuế cho số này thì quả là điều đơn giản với 1 ngân hàng. Số cổ phiếu sau khi tăng vốn, phần lớn là của lãnh đạo, trong khi chất lượng lợi nhuận nếu như sau này chất lượng tài sản kém đi, nợ xấu tăng lên, thì rõ ràng nguồn lợi nhuận trước dùng để tăng vốn đó là ảo, nhằm mục đích chỉ để ghi cho lớn số vốn cần tăng. Vì thế vừa qua, nhiều ngân hàng tư nhân đã lợi dụng điều này, tăng liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ tăng quá khủng khiếp.

Lợi nhuận dùng để tăng vốn đó thực ra là các rủi ro tiềm ẩn sau này mà cuối cùng Ngân hàng cũng sẽ phải nhận lại. Nhưng khi vốn đã tăng rồi, cổ phiếu nhiều lên rồi mà đặc biệt đã bán ra thị trường rồi thì bạn thử hình dung xem, thứ bạn đang mua gọi là cổ phiếu đó, vốn dĩ đó là thứ “nợ” mà doanh nghiệp đã biến ảo nó thành LN và lấy tiền từ dân để thanh toán và nộp thuế thì về lâu dài nó sẽ thế nào?

Các NHTM nhà nước diện BID, CTG, VCB,…thì sao? Có cho vàng những ngân hàng này cũng không dám book lợi nhuận ảo vì có 2 điều nhóm này khác với các ngân hàng tư nhân.

Một là quyền sở hữu thì thuộc về NHNN, nhưng quyết định cổ tức chia tiền bao nhiêu là do Bộ tài chính quyết định. Chính vì thế mà năm trước, BTC và NHNN cũng ngồi lại với nhau và xin chỉ thị từ Thủ tướng để có quyết định chia hay để lại tăng vốn. Nhưng cuối cùng vẫn không “từ chối” được quyết định phải chia từ BTC nhằm đóng góp vào Ngân sách đang thiếu hụt.

Thứ 2: Nhà nước nắm quyền kiểm soát phần lớn, nên tăng vốn ảo thì giá trị cổ phiếu rồi cũng sẽ đi xuống. Tóm lại, Nhà nước không bán ra cho cổ đông nhỏ lẻ trên sàn nên lợi ích cũng không thu được gì, còn bán cho đối tác nước ngoài thì họ khôn lắm, tính toán chi ly từng tí một. Làm sao qua mắt được những chuyên gia tài chính kỳ cựu quốc tế?

Vậy nên, thời gian sẽ chứng minh tất cả, đống “nợ” tiềm ẩn rồi cũng có ngày phải trả lại cho chủ nợ. Và cổ phiếu cũng phải về giá trị của nó mà thôi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ninh Nguyễn Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả