menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Bộ Tư pháp Mỹ muốn "tống giam" Sam Bankman-Fried

Sau nhiều lần phát hiện Sam Bankman-Fried cố tình tác động nhân chứng, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đang đề nghị giam giữ ông từ giờ đến phiên xét xử tháng 10.

Bộ Tư pháp Mỹ muốn "tống giam" Sam Bankman-Fried
Bộ Tư pháp Mỹ muốn "tống giam" Sam Bankman-Fried

Bộ Tư pháp Mỹ ngăn SBF trao đổi với truyền thông, đề nghị tống giam tạm thời

Như Coin68 đưa tin, Sam Bankman-Fried vào tuần trước đã gửi đến tờ New York Times một số tài liệu riêng tư, cụ thể là nhật ký của cựu Giám đốc Alameda Research, Caroline Ellison. Tuy chối bỏ việc có ác ý “hạ bệ” cô Ellison, hành động của Sam được cho là cố tình gây tác động lên chiều hướng dư luận.

Chính vì vậy, tại phiên điều trần ngày 26/07, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra đề nghị giam giữ ông Sam Bankman-Fried cho đến phiên xét xử tiếp theo, bên cạnh lệnh cấm ông và luật sư trao đổi với truyền thông, cũng như phát biểu công khai dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo luật sư đại diện DOJ Danielle Sassoon, Bankman-Fried đã gửi hơn 100 email và có hơn 100 cuộc điện thoại với một phóng viên của Times. Bên cạnh đó, Sam còn có hơn 500 cuộc gọi với tác giả Michael Lewis, người chuẩn bị xuất bản một cuốn sách về FTX vào thời điểm phiên tòa hình sự diễn ra.

Đáp lại, luật sư bào chữa Mark Cohen đã ngay lập tức phủ quyết đề nghị của cơ quan. Ông giải thích rằng cánh báo chí đã chủ động liên hệ với mình, ông và Sam chỉ đang cố cải thiện hình ảnh tiêu cực trong mắt công chúng.

Luật sư lập luận rằng việc tống giam Bankman-Fried sẽ khiến việc bào chữa cho anh trở nên khó khăn hơn, dẫn chứng cùng khối lượng tài liệu cần có sự truy cập trực tuyến của Sam. Song, phía công tố phản kháng lý do này không đủ để Sam tránh được cảnh ngồi tù.

Phiên điều trần hôm 26/07 không phải là lần đầu tiên thẩm phán bày tỏ lo ngại về hành vi của Bankman-Fried trong thời gian tại ngoại. Trong phiên điều trần trước đó vào tháng 2, Sam bị phát hiện liên lạc với cựu cố vấn của FTX.US Ryne Miller, gây ra lo ngại làm giả nhân chứng.

Sam Bankman-Fried được loại trừ xét xử tội danh “hối lộ" chính quyền

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Tư pháp trong phiên điều trần hôm qua cũng đã cắt bỏ cáo trạng “gian lận quyên góp tài chính” của Sam, tuân thủ quy định dẫn độ vì tội danh này không nằm trong thoả thuận đầu thú ban đầu của Bahamas.

DOJ ban đầu đã truy tố Bankman-Fried với 8 tội danh khác nhau vào cuối năm 2022. Các công tố viên sau đó đã bổ sung thêm 5 tội danh khác, nhưng phía luật sư bào chữa của Bankman-Fried lập luận rằng Bahamas, nơi đã bắt giữ cựu Giám đốc điều hành FTX, chỉ bao gồm các cáo buộc thoả thuận ban đầu và buộc DOJ phải tuân theo luật dẫn độ Hoa Kỳ.

Phiên toà tiếp theo của cựu CEO FTX sẽ diễn ra vào tháng 10, với cáo buộc gian lận chứng khoán và giao dịch. Phiên tòa thứ hai là về các cáo buộc bổ sung, bao gồm gian lận ngân hàng và hối lộ, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2024.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại