Bộ trưởng Tài chính: Áp lực giải ngân đầu tư công là rất lớn
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, kế hoạch đầu tư nguồn NSNN năm 2023 đã được Quốc hội giao đạt kỷ lục lên tới 726.684,344 tỷ đồng. Có thể nói áp lực giải ngân các dự án đầu tư công trong năm 2023 là rất lớn.
Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, kinh tế Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 8% - đây là mức tăng cao nhất từ năm 2007, trong đó thu ngân sách nhà nước là một điểm sáng.
Để có một cái nhìn toàn cảnh về thu chi ngân sách năm 2022 và kế hoạch cho năm 2023, Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc về vấn đề này.
Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đến ngày 15/12/2022 đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, bằng 119,8% dự toán. Xin Bộ trưởng cho biết những yếu tố cơ bản tạo nên thành công nói trên?
Trong đó, thu nội địa vượt 13,4% dự toán; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 39,8% dự toán, thu NSNN từ dầu thô vượt 159,6% dự toán. Để có được kết quả này, Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, tập trung vào các giải pháp sau:
Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đến ngày 15/12/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được miễn, giảm, gia hạn khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng (số tiền gia hạn khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 87,5 nghìn tỷ đồng). Mặc dù chịu tác động giảm thu, song việc thực hiện các chính sách này đã có tác động tích cực thúc đẩy duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, đồng thời tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, qua đó tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm, một số khoản thu có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2021, như: Đến hết tháng 4/2022, thuế thu nhập cá nhân tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhờ quyết toán thuế năm 2021 từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán,... nộp trong quý I/2022; thu tiền sử dụng đất tăng 21,2% nhờ thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh, cơ quan thuế cũng đã tăng cường đôn đốc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thu nợ đối với các dự án đã thực hiện giao đất và cho thuê đất trong năm 2021.
Cơ quan hải quan đã kiến nghị xử lý tài chính 6,4 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp ngân sách 6,28 nghìn tỷ đồng; xử lý vi phạm hành chính 137,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, năm 2022, đã vận hành Cổng thông tin điện tử xuyên biên giới, đến nay đã có 42 nhà cung cấp nước ngoài kê khai nộp thuế, với tổng số thuế đã nộp là 3,44 nghìn tỷ đồng. Đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, ước cả năm 2022 đạt hơn 41 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 97% so năm 2021 (hơn 20 nghìn tỷ đồng).
Qua các đợt kiểm tra, tại báo cáo của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023, một số nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được chỉ ra như:
Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chưa bám sát nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến phải điều chỉnh lại phương án phân bổ.
Hiện nay, kế hoạch đầu tư nguồn NSNN năm 2023 đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 với số vốn kỷ lục 726.684,344 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1513/QĐ-TTG ngày 3/12/2022 giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023. Như vậy, áp lực giải ngân các dự án trong năm 2023 là rất lớn.
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương cần quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Về phía Bộ Tài chính, để thực hiện đơn giản hoá thủ tục đã rút ngắn thời gian kiểm soát chi tại cơ quan thanh toán xuống chỉ từ 1-3 ngày làm việc. Đồng thời, Bộ cũng đã quyết liệt chỉ đạo Kho bạc nhà nước đẩy mạnh việc giao nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư, công khai minh bạch quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan kiểm soát thanh toán.
Sau thành công của năm 2022, Bộ trưởng đánh giá thế nào về khả năng thu NSNN năm 2023?
Ở trong nước, áp lực lạm phát gia tăng; thị trường vốn, bất động sản, chứng khoán, tiền tệ, giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều điểm nghẽn,... chưa thể khắc phục ngay để khôi phục nguồn thu NSNN.
Sức ép về lãi suất, tỷ giá, lạm phát đẩy chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra tiêu thụ chậm lại do thiếu đơn hàng mới. Thị trường xuất khẩu giảm sút khi cầu tiêu dùng tại nhiều quốc gia suy giảm... Những vấn đề trên sẽ là những áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong năm 2023.
Trước những khó khăn trên, ngành Tài chính đề ra một số nhóm giải pháp như:
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận