menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Vân

Bộ trưởng Philippines: Xóa đoạn “đường lưỡi bò" trong bộ phim Abominable, tẩy chay hãng phim hoạt hình DreamWorks.

Hôm 16/10, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines yêu cầu cắt bỏ hình ảnh “đường lưỡi bò” trong bộ phim Abominable và tẩy chay mọi sản phẩm của hãng phim hoạt hình DreamWorks.

Bộ phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ" (Abominable) có chi phí sản xuất 75 triệu USD, là sản phẩm hợp tác giữa hãng phim hoạt hình đình đám DreamWorks của Mỹ và Pearl Studio của Trung Quốc.

Hôm 13/10, Việt Nam đã cho ngừng công chiếu bộ phim này sau khi khán giả phát hiện một cảnh phim có lồng ghép hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jnr, đoạn phim chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” cần được cắt bỏ và người dân không chỉ từ chối xem bộ phim này mà nên tẩy chay hãng phim DreamWorks.

“Theo tôi, cần kêu gọi tẩy chay toàn cầu đối với các sản phẩm của DreamWorks ngay từ bây giờ”, Reuters dẫn lời ông Locsin.

Hiện cơ quan quản lý phim ảnh Philippines vẫn chưa đưa ra lời bình luận trước tuyên bố của Bộ trưởng Locsin.

Trước đó, hôm 15/10, một phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết, cơ quan quản lý phim ảnh Philippines nên cân nhắc về việc dừng công chiếu bộ phim Abominable tại các rạp ở quốc gia này.

Theo một khảo sát trên mạng, Abominable được trình chiếu trên các rạp ở Philippines từ đầu tháng 10 nhưng tại các rạp lớn, bộ phim này “đã biến mất”.

Ngoài Việt Nam, 5 quốc gia khác cùng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đều lên tiếng phản đối hình ảnh "đường lưỡi bò" nằm trong bộ phim Abominable do Mỹ và Trung Quốc phối hợp sản xuất.

Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan hồi năm 2016 đã ra phán quyết phủ nhận tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” hay còn gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông. Thông qua bản đồ “đường chín đoạn”, Trung Quốc đã ra tuyên bố chủ quyền phi lý trên phần lớn diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Phán quyết hồi năm 2016 còn nhắc tới việc Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Philippines khi can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines trên biển Tây Philippines, cách Manila gọi một phần phía đông của Biển Đông. Phán quyết đồng thời lên án hành động Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc lên tiếng chỉ trích và khẳng định không thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Thậm chí, mới đây, trong cuộc gặp hồi cuối tháng Tám với Tổng thống Philippines Duterte, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn khẳng định nhất quyết không thay đổi quan điểm về tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” ở Biển Đông.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại