Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Có thể ban hành một Chỉ thị mới việc người nước ngoài gom đất vàng ở Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư đang nghiên cứu, có thể ban hành một Chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề này.
Sáng 25/5, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà trả lời báo chí về vấn đề người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu.
Nhiều người cho rằng, để sở hữu các lô đất người Trung Quốc đã nghiên cứu, lợi dụng kẽ hở của luật Đầu tư năm 2014 việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư đang nghiên cứu, có thể ban hành một Chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề này.
Vị Bộ trưởng chia sẻ đặt vấn đề sửa luật Đầu tư là không hề đơn giản. Bởi lẽ, luật bình đẳng cho tất cả mọi lĩnh vực, thành phần, không phân biệt đối xử người này với người kia, nước này, nước kia.
Để xử lý kẽ hở này, Bộ trưởng KH&ĐT cho rằng: "Những lĩnh vực cần Nhà nước quản lý thì Nhà nước dùng các công cụ bằng cách khách nhau để quản lý chặt chẽ vấn đề đó".
Trong khi đó, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà thông tin Sở TN&MT Đà Nẵng đã có trả lời. "Luật đất đai rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư theo Luật đầu tư, nhà ở, còn luật đất đai không ai cấp quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài cả”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bình luận về việc này, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) phân tích trách nhiệm để xảy ra những việc trên ở đây trước hết thuộc về chính quyền địa phương, hơn ai hết họ phải biết, nắm rõ tình hình; sau đó mới tới các cơ quan có trách nhiệm liên quan.
Theo vị đại biểu, bên cạnh việc xử lý theo đúng luật, thông lệ quốc tế với đối tác nước ngoài để không tạo ra sự phân biệt thì phải "trị" người trong nước tiếp tay cho họ làm.
"Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng cũng đề cập cả những thủ thuật nhà đầu tư nước ngoài lách luật: thông qua sở hữu cổ phần, nhờ thuê người trong nước đứng tên…những lỗ hỏng này cần phải trám lại", đại Dương Trung Quốc nói.
Trước đó, Bộ Quốc phòng đã có báo cáo gửi Quốc hội và Chính phủ về tình trạng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh hiện nay đang nhận được sự quan tâm cử tri.
Theo Bộ Quốc phòng, tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc (92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới.
"Hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ. Cử tri và dư luận xã hội đáng ngại về việc cơ quan chức năng Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Quốc là có cơ sở", báo Bộ Quốc phòng nêu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận