24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Đình Đạt
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ cân nhắc giảm thuế để giảm giá xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sẽ báo cáo Chính phủ để báo cáo Thường vụ Quốc hội và Quốc hội về vấn đề giảm thuế trong giá xăng dầu.

Muốn giảm giá xăng dầu phải thực hiện đồng bộ các giải pháp

Sáng 2/6, trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình 3 vấn đề cử tri quan tâm, đó là thu ngân sách nhà nước, thu thuế bất động sản - thị trường chứng khoán và thuế xăng dầu.

Liên quan đến có ý kiến "cần phải giảm giá xăng dầu", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu là một trong nhiều giải pháp. Mà muốn giảm giá xăng dầu thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Các loại thuế chiếm khoảng 28% trong giá xăng đầu, vừa qua đã giảm 50% thuế môi trường. Còn lại là thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, một số thuế khác thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội", ông Phớc thông tin.

"Giảm thuế là một biện pháp mà Bộ Tài chính sẽ cân nhắc để đánh giá tác động; sẽ báo cáo Chính phủ để báo cáo Thường vụ Quốc hội về vấn đề giảm thuế trong giá xăng dầu", ông Phớc cho biết.

Bên cạnh giải pháp giảm thuế, ông Phớc kiến nghị thắt chặt hơn việc chống buôn lậu xăng dầu khi giá xăng dầu trong nước so với giá Lào chênh nhau 11.000 đồng, giá tại Campuchia, Thái Lan cũng chênh. Một vấn đề nữa là thúc đẩy nguồn cung, làm thế nào để nâng công suất 2 nhà máy Nghi Sơn và Dung Quất.

Bộ trưởng Bộ Công thương: Ép giá xăng dầu thật thấp có thể gây thiệt hại

Trước đó, chiều 1/6, bên hành lang kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trả lời về vấn đề giá xăng dầu tăng, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định, giá xăng dầu Việt Nam hiện vẫn thấp hơn giá xăng thế giới.

Do chênh lệch giá như vậy nên có tình trạng buôn lậu xăng dầu, xăng dầu trong nước chảy ra nước ngoài.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ cân nhắc giảm thuế để giảm giá xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Theo ông Nguyễn Hồng Diên, nói giá xăng dầu tăng cao làm tăng giá hàng hoá, làm chương trình phục hồi kinh tế bị đổ vỡ là không sai, nhưng phải hiểu rằng nền kinh tế của nước ta có độ mở rất cao, hàng hoá làm ra chủ yếu để xuất khẩu.

Nếu ép giá đầu vào để giảm giá thành sản phẩm sẽ không phản ánh đúng giá trị thực tế; vô hình trung gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước.

"Hàng hoá của Việt Nam sản xuất ra để bán cho người tiêu dùng, để xuất khẩu. Giá thành sản phẩm không phản ánh đúng giá trị thì có phải thiệt hại không", ông Diên nói.

Theo ông Diên, hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu ta ép giá đầu vào thì sẽ vướng phải các vụ kiện về hành vi chống bán phá giá, chống trợ cấp, thậm chí còn bị kiện về hành vi thao túng tiền tệ. Đấy là chưa kể tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới cũng là vấn đề nhức nhối.

"Trong lúc này, để kiểm soát giá xăng dầu, một mặt phải dùng các công cụ, bao gồm cả thuế phí, tăng cường kiểm soát thị trường để giảm giá. Còn trường hợp giá tiếp tục tăng thì dùng chính sách an sinh, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế. Có như vậy mới hài hoà cả trong lẫn ngoài.

Còn nếu chỉ nghiêng theo hướng ép giá thật thấp, vô hình trung gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế đất nước", ông Diên cho hay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả