Bộ trưởng Bộ Tài chính lý giải việc hủy hơn 2.400 tỷ đồng dự toán chi cho lĩnh vực môi trường
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết kinh phí hàng năm chi không hết của sự nghiệp môi trường, phải hủy dự toán trong giai đoạn 2016 – 2020 là 2.416 tỷ đồng.
Ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có phần phản biện, trả lời chất vấn của đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) về nguyên nhân, giải pháp để khắc phục tồn tại về kinh phí bảo vệ môi trường, kinh phí sự nghiệp môi trường bị hủy dự toán.
Bộ trưởng cho biết, vừa qua một số lĩnh vực ưu tiên ngân sách bố trí theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ví dụ như: lĩnh vực giáo dục đào tạo là trên 20% ngân sách hàng năm; khoa học, công nghệ là 2%; tốc độ tăng chi của y tế cao hơn bình quân của ngân sách sự nghiệp môi trường là trên 1%. Thực tế chúng ta đã bố trí đúng yêu cầu của các chủ trương này."Tuy nhiên, đúng như đại biểu nêu, thời gian qua, việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường ngân sách trung ương chậm", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói và cho biết kinh phí hàng năm chi không hết của sự nghiệp môi trường, phải hủy dự toán trong giai đoạn 2016 – 2020 là 2.416 tỷ đồng.
Theo ông Dũng có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Về giải pháp, theo Bộ trưởng Tài chính có ba giải pháp chính:
Thứ nhất là yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng dự toán thì phải tăng tiến độ phê duyệt nhiệm vụ sự nghiệp môi trường, bảo đảm đến ngày 30.10 phải có quyết định phê duyệt này để khắc phục tình trạng chậm như lâu nay.
“Chúng tôi đề nghị nghiên cứu Luật Môi trường, Luật BVMT và Quyết định 508/2018/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp. Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo thêm, theo quy định của Luật BVMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị phân bổ chi tiết dự toán, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Cũng trong phiên này, trả lời chất vấn của đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) về giải pháp cân đối thu - chi ngân sách năm 2021, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2020 chúng ta không đạt chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, mục tiêu đề ra là 6,8% nhưng thực tế thực hiện được khoảng 2 – 3%.
Theo “Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021” Chính phủ trình Quốc hội, Bộ Tài chính nhận định: dự toán NSNN năm 2021 được xây dựng trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế 6% so với năm 2020, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giá dầu thô 45 USD/thùng; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%. Dự toán thu cân đối NSNN năm 2021 là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2020, giảm 11,1% so với dự toán năm 2020. Tỉ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,5%GDP điều chỉnh, trong đó từ thuế, phí khoảng 13%GDP. Dự toán chi cân đối NSNN năm 2021 là 1.687 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 60,1 nghìn tỷ đồng (-3,4%) so dự toán năm 2020 |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận