menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đoan Trang

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề xuất loạt giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp

Tại Hội nghị “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - Hội nhập, hiệu quả, bền vững” diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã gợi mở một loạt giải pháp nhằm giải quyết căn cơ các vấn đề lớn nhằm hỗ trợ hiệu quả cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.

Những điểm sáng ấn tượng

Theo người đứng đầu Bộ KH&ĐT, quá trình cải cách mạnh mẽ,quyết liệt của Chính phủ cùng với nỗ lực của chính cộng đồng doanh nghiệp đãgóp phần tạo nên những điểm sáng ấn tượng của khu vực doanh nghiệp thời gianqua, có thể khái quát được 03 điểm sáng quan trọng nhất:

Một là, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ngày càng mạnh mẽvà đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo đó, số doanh nghiệp thành lập mớiliên tục tăng cao trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm có thêm trên 126 nghìndoanh nghiệp thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, nâng tổngsố doanh nghiệp đang hoạt động lên khoảng 760 nghìn doanh nghiệp. Niềm tin, kỳvọng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có mức tăng đáng kể, trong đó, 76% tổngsố doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư, mở rộng thị trường trong năm 2020, 49%lãnh đạo doanh nghiệp APEC tại Việt Nam bày tỏ “rất lạc quan” về tăng trưởngdoanh thu, cao hơn mức trung bình trong khối APEC là 34%.

Hai là, chuyển dịch cơ cấu quy mô và ngành nghề có bước chuyểnbiến tích cực, số doanh nghiệp có quy mô vừa tăng lên và doanh nghiệp có quy môsiêu nhỏ có xu hướng giảm. Trongnhững năm gần đây, tỷ trọng doanh nghiệp quy mô vừa tăng từ 2,5% lên 3,5% tổng sốdoanh nghiệp, tỷ trọng nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ giảm từ 70% xuống 63%.

Ba là, mức độ linh hoạt và đổi mới sáng tạo trong kinh doanhcủa các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn và được các tổ chức cóuy tín trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Chỉ số mức độ năng động trongkinh doanh là một trong 3 trụ cột có cải tiến lớn nhất, năm 2019 tăng 12 bậc vềthứ hạng so với năm 2018; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 3 bậc so vớinăm 2018 và tăng 17 bậc so với năm 2016, lên vị trí 42 và đưa Việt Nam vươn lênxếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trongkhu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia.

Sự phát triển, đóng góp của DN còn chưa tương xứng với tiềmnăng

Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cũng cầnphải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sự phát triển và đóng góp của doanh nghiệp đốivới sự nghiệp phát triển đất nước là chưa tương xứng với tiềm năng, doanh nghiệpvẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế, nhất là các điểm nghẽntrong phát triển.

Về phía các doanh nghiệp, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mớităng đáng kể, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động vẫn còn cao, đồngthời, chúng ta còn thiếu vắng các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, nếu có,thì vẫn còn quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, năng lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệpcòn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụngvà phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong.Trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu và thấp, thiếu lao động có chất lượngcao, có kỹ năng, tay nghề.

Trong khi đó, cácdoanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao nănglực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn. Nhiều doanh nghiệp còn nặng tư duy kinhdoanh chụp giật, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, ý thức trách nhiệm và nghĩavụ đối với nhà nước, cộng đồng, xã hội còn hạn chế, nhất là về nghĩa vụ thuế, bảovệ môi trường, chống gian lận thương mại...

Ngoài ra, tính liên kết, văn hóa hợp tác giữa các doanh nghiệpViệt Nam còn mang tính hình thức, chưa thực sự tạo thành khối liên kết để cùngnhau phát triển; chưa nhìn được giá trị lợi ích chung của việc hợp tác, liên kết,tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn hơn.

Về phía Nhà nước, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT đánh giá, hệ thốngthể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpcòn nhiều tồn tại và bất cập; chất lượng cải thiện môi trường đầu tư, kinhdoanh chưa thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu; một số chính sách quan trọngđã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống, chưa có sự vào cuộc quyết liệt củacác cấp, các ngành...

5 giải pháp để DN phát triển mạnh mẽ

Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủtrong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, trước bối cảnh đất nước chuẩn bị bướcvào một thập kỷ mới, phát triển nhanh, bền vững, hướng tới mục tiêu thịnh vượngvà hùng cường, trên cơ sở đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nướcnhằm phát triển doanh nghiệp và kinh tế tư nhân trở thành trở thành một động lựcquan trọng của nền kinh tế, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất gợi mởmột số định hướng và giải pháp để giải quyết căn cơ các vấn đề lớn.

Thứ nhất, cần có cơ chế chính sách tập trung phát triểndoanh nghiệp nhằm hình thành lực lượng doanh nghiệp có quy lớn, đóng vai trò chủlực trong nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm chiến lược của quốc gia, khẳng địnhđược thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Sản phẩm của những doanh nghiệpnày cần được coi là sản phẩm quốc gia, thành công của những sản phẩm chủ lựcnày cũng chính là sự thành công của quốc gia.

Thứ hai, cần đẩy mạnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu ngành nghề, lấy sản xuất, chế biến chế tạo là trọng tâm trên cơ sở tận dụngcơ hội của cuộc cách mạnh lần thứ 4 để tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng bềnvững, sáng tạo.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhânlực có chất lượng, có tay nghề giỏi, kiến thức chuyên môn sâu, trình độ quốc tếvà kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp.

Thứ tư, cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quảnlý nhà nước trong phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là việc đảm bảo quyền đối vớinhà đầu tư cần tiếp tục được tăng cường để ngày càng khuyến khích người dântham gia vào hoạt động kinh doanh, không hình sự hóa các hoạt động kinh tế nhằmgóp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ năm, chính cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động đổimới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khảnăng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứngcác yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế; tăng cường đổi mới sáng tạo,nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuấtkinh doanh, đặc biệt các công nghệ lõi có tính tiên phong; phát huy tinh thầndân tộc, đoàn kết sức mạnh để cùng tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trườngquốc tế, đồng thời, tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt namcần được thay đổi nhận thức, hướng tới giá trị, lợi ích chung từ nhiều phía;tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc gia dân tộc hướng tớităng trưởng nhanh và bền vững.

"Với tất cả những nỗ lực, sự quan tâm của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và toàn thể hệ thống chính trị, đặc biệt là cộng đồng doanhnghiệp, tôi tin tưởng rằng, các khó khăn, rào cản của doanh nghiệp sẽ sớm đượctháo gỡ để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để cùngnhau tạo dựng đất nước độc lập, tự chủ, bền vững và hùng cường", Bộ trưởngNguyễn Chí Dũng kết luận.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại