Bộ Tài chính: Danh mục chứng khoán 2 tỷ đồng chưa chắc là nhà đầu tư chuyên nghiệp
Tại cuộc họp báo quý I/2023 do Bộ Tài chính tổ chức chiều 30/3, có một số nội dung liên quan đến lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp.
Hoãn áp dụng để nhà đầu tư có thời gian tích luỹ danh mục đủ 6 tháng
Khi được hỏi quan điểm về việc Nghị định 08/2023/NĐ-CP bổ sung, sửa quy định về trái phiếu riêng lẻ mới ban hành ngày 5/3/2023 đã lùi thời gian áp dụng quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đến 31/12/2023, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, theo Luật Chứng khoán hiện hành, có 3 cách để xác định một cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp:
Hai là, có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm được công nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
"Trong quá trình theo dõi thị trường, chúng tôi thấy rằng phương thức thứ ba có một số điểm chưa góp phần nâng cao chất lượng của nhà đầu tư chuyên nghiệp. Danh mục 2 tỷ đồng cũng chưa chắc là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ đầu tư theo lãi suất mà không đánh giá được rủi ro của trái phiếu.
Chính vì vậy, Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp phải duy trì danh mục 2 tỷ đồng trong vòng 180 ngày", ông Dương nói.
Tuy nhiên, theo ông Dương, giai đoạn vừa rồi thị trường trái phiếu gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền sau một số vụ vi phạm trái phiếu cộng với bức tranh vĩ mô toàn cầu nhiều bất lợi. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất hoãn quy định này đến hết năm 2023 là để những nhà đầu tư chưa tích luỹ danh mục 2 tỷ đồng đủ 6 tháng có thể tích luỹ đủ để chứng minh danh mục.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tăng cường quản lý, giám sát đồng thời thường xuyên có khuyến cáo đối với tổ chức phát hành, đơn vị cung cấp dịch vụ phát hành về tuân thủ nghiêm quy định. Với nhà đầu tư, Bộ cũng thường xuyên khuyến cáo nhà đầu tư phải thực sự đánh giá được rủi ro trước khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Đang xử lý đề xuất bỏ báo cáo kiểm toán nguồn vốn từ phát hành trái phiếu
Ông Nguyễn Hoàng Dương cũng cho biết, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) đề xuất bỏ quy định phải báo cáo kiểm toán nguồn vốn từ phát hành trái phiếu do phát sinh nhiều khó khăn trong thực hiện.
"Hiện nay, Bộ Tài chính đang xử lý và sẽ có văn bản trả lời trong thời gian gần nhất", ông Dương thông tin.
Đồng thời, ông Dương cho biết, thực tế đây không phải là quy định mới mà đã được áp dụng và phát hành ra công chúng từ trước đến nay, gần đây nhất tại Khoản 1 Điều 9 quy định 155/NĐ/CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
“Khi nghị định 65/2022/NĐ/CP quy định bổ sung điều khoản đó cũng đã căn cứ trên khía cạnh bản thân doanh nghiệp tự có trách nhiệm công bố định kỳ về tình hình sử dụng vốn, có chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Hiện tại, Nghị định 65 chỉ thêm động thái hoạt động trên được công ty kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán.
Vì vậy, công văn của VBMA phản ánh không có công nghệ hệ thống thông tin để kiểm tra, theo dõi nguồn từ phát hành trái phiếu, đây là lý do chưa thực sự phù hợp”, đại diện Bộ Tài chính nhận định.
Trước đó, VBMA đã kiến nghị Chính phủ cho hoãn thời hạn công bố thông tin báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ tại kỳ công bố thông tin năm 2022 cho các tổ chức phát hành (tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty tài chính) đến ngày 30/6/2023 thay vì ngày 31/3/2023 như quy định; đồng thời kiến nghị bãi bỏ quy định này.
Theo VBMA, các tổ chức tín dụng đều chưa có năng lực công nghệ thông tin để theo dõi dòng tiền từ phát hành trái phiếu do đặc thù dòng vốn luân chuyển liên tục. Nếu không thực hiện được kiểm toán báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu, các tổ chức tín dụng sẽ vi phạm quy định về công bố thông tin và không thể phát hành mới các trái phiếu trong năm 2023.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận