Bộ Tài chính cũng "quay cuồng" với giá xăng dầu
Hết đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, giảm thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính lại đang lên kế hoạch giảm thuế môi trường trong xăng dầu đệ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét.
Động thái gần đây của Bộ Tài chính trong cơn quay cuồng của giá xăng dầu khi mặt hàng trọng yếu tăng liên tiếp 6 phiên, cán mốc 5.100 chỉ sau 54 ngày, cho thấy, cơ quan quản lý đang thực sự đau đầu, sợ hãi cơn tăng giá khó cản của xăng dầu trong nước và cả thế giới.
Quản lý Nhà nước cũng quay cuồng với cơn bấn loạn giá xăng dầu
Theo tin từ Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin Bộ Tài chính đang dự kiến đề xuất trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm quyền giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
Hiện, xăng dầu các loại tại Việt Nam cõng từ 300 đồng đến 2.000 đồng/ lít, được áp dụng từ ngày 1/4 đến hết tháng 12/2022.
Trước đó, xăng dầu trong nước phải gánh thuế bảo vệ môi trường từ 3.000 đến 4.000 đồng/lít. Tuy nhiên, ngày 01/4/2022, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Theo Nghị quyết 18, xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn được giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022; riêng dầu hỏa được giảm 70%.
Nếu phương án giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, mỗi lít xăng sẽ giảm thêm từ 2.000 đồng, tác động tăng giá xăng sẽ giảm đi đối với nền kinh tế.
Theo Bộ Tài chính, các phương án giảm thuế, giãn thuế đối với xăng dầu đã được thực hiện và tỏ rõ hiệu quả. VÌ vậy, đây là căn cứ để Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm thuế phí, kìm cương giá xăng dầu.
Cụ thể, từ đầu năm, khi giá xăng dầu có dấu hiệu tăng do đà phục hồi kinh tế thế giới hậu Covid-19 và chiến sự tại Ukraine nhiều chính sách đối với xăng dầu đã được điều chỉnh như giảm 2% thuế VAT; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, giảm 50% - 70% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 06 tháng đầu năm 2022.
Nhờ động thái này mà CPI 5 tháng đầu năm vẫn ở con số đẹp 2,25%, tăng nhẹ so với 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm, mọi chuyện đã khác, giá xăng dầu tăng liên tiếp, nhiều nước như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… cũng gặp vấn đề đối với giá xăng dầu tăng cao, gây bất ổn nền kinh tế trong dài hạn.
Xăng dầu còn "cõng" bao nhiêu thuế phí, có giảm được nữa không?
Theo thống kê, hiện chi phí thuế liên quan đến cấu thành giá xăng dầu tại Việt Nam khá lớn, từ 30 đến 45% giá xăng dầu, trong đó có thuế nhập, tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, chi phí kinh doanh, tồn kho…
Trong đó nặng nhất là thuế nhập và tiêu thụ đặc biệt, hiện thuế nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam cao nhất là 20%, thấp nhất là 8%, thuế tiêu thụ đặc biệt thấp nhất 8%, cao nhất 10%, VAT 10%…
Giá xăng tăng liên tiếp từ 21/4 đến 13/6, Đơn giá: VNĐ/ lít)
Xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam hiên chủ yếu xuất xứ từ Hàn Quốc, ASEAN có thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của các nước này vào Việt Nam chỉ 8% (theo cơ chế ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do song và đa phương FTAs mà Việt Nam ký với Hàn Quốc hoặc ASEAN, thông qua cơ chế AEC).
Các đối tác khác như Trung Quốc, Nga, EU vẫn phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu 20% khi nhập xăng dầu vào Việt Nam. Chính thuế cao gây cản trở đa dạng hoá nguồn cung, thị trường, khiến việc nhập khẩu khó khăn khi các nhà máy lọc dầu trong nước như Nghi Sơn yếu về năng lực, không cung cấp đủ sản lượng.
Ngoài mức thuế suất thuế nhập khẩu dao động từ 8% đến 20% (tuỳ thị trường), xăng dầu thành phẩm về Việt Nam còn phải chịu 10% Thuế tiêu thụ đặc biệt (RON 95) và 8% (xăng E5 RON 92); thuế giá trị gia tăng VAT 10%, các chi phí kinh doanh, chi phí liên quan đến dự trữ theo Nghị định 95… từ 5-8%.
Chính vì thuế phi cao nên giá xăng dầu tại Việt Nam khá cao so với thế giới và khả năng chi trả, thu nhập của người tiêu dùng. Rất nhiều ý kiến chuyên gia đề xuất bỏ hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu vì đây là mặt hàng bình ổn giá, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Trong cơn biến động mạnh của giá xăng dầu từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống mức 12%. Động thái này nhằm để chặn đà tăng của giá xăng và đa dạng nguồn cung.
Ngoài ra, trong dự thảo sửa đổi Luật Giá, Bộ Tài chính cũng đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu (hiện áp dụng 300 đồng/ lít). Nếu được thông qua, hai loại phí tuyệt đối lên giá xăng sẽ được loại bỏ.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia về thuế của Bộ Tài chính, ngoài các đề xuất giảm thuế, phí tuyệt đối lên giá xăng dầu, các loại thuế đánh theo tỷ lệ % như thuế suất thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT… rất khó bỏ bởi đều thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong kỳ họp lần này, không được đưa vào chương trình sửa đổi của luật.
Bên cạnh đó, nếu được đưa vào lịch trình sửa đổi Luật, Quốc hội thông qua, sẽ phải chờ đến tháng 10 và thời gian áp dung sẽ phải là quý IV/2022. Ngoài ra, cấu thành thuế phí xăng dầu trong thu ngân sách khá lớn, thay đổi các sắc thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt khi dự toán giao ngân sách đã được phê duyệt từ đầu năm là rất khó, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước cả năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận