Bộ Năng lượng Mỹ giải thích lý do tại sao phải “phá” Dòng chảy phương Bắc 2?
Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry ngày 2/5 tuyên bố, Mỹ phản đối việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 vì tin rằng dự án này sẽ tăng cường ảnh hưởng của Nga đối với chính sách đối ngoại của các nước châu Âu.
“Chúng tôi phản đối việc sử dụng năng lượng để ép buộc các nước. Chúng tôi vẫn là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng việc mua khí đốt từ Mỹ là một sự thay thế rất hấp dẫn đối với các nước châu Âu.
Vì những lý do tương tự, chúng tôi phản đối việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, cũng như dự án khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry nhấn mạnh.
Phát biểu tại một hội nghị về khí hóa lỏng (LNG), Bộ trưởng Rick Perry tuyên bố, họ (Nga) sẽ vận chuyển một nguồn năng lượng duy nhất từ một quốc gia đễn Liên minh châu Âu. Trong khi, 11 quốc gia châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga, lên tới 75% tổng lượng nhập khẩu của họ.
Theo ông Rick Perry, “dự án này sẽ tăng cường sự hiện diện của khí đốt Nga ở Tây Âu, cho phép Nga có được nhiều đòn bẩy hơn đối với chính sách đối ngoại của châu Âu”.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence
Trước đó, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho rằng việc triển khai thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2 cung cấp khí đốt của Nga cho Đức sẽ làm nền kinh tế Đức trở thành “con tin” của Nga.
Ông nhấn mạnh: "Điều đó là không thể chấp nhận được khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiếp tục phớt lờ mối đe dọa xâm lược của Nga và bỏ bê an ninh chung của chính chúng ta. Thật sai lầm khi Đức cho phép mình trở nên phụ thuộc vào năng lượng Nga".
Về phần mình, phát biểu tại phiên điều trần của Thượng viện, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói: "Chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ có thể để can ngăn người châu Âu, trước hết là Đức, từ bỏ việc xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng đến nay đã không thành công".
Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần lưu ý rằng Berlin coi Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) là dự án thương mại, đồng thời cam kết bảo tồn việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine.
Về phần mình, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói rằng Berlin sẽ không thay đổi quan điểm của mình đối với dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).
Phía Nga cũng đã nhiều lần tuyên bố rằng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 hoàn toàn mang tính thương mại và cạnh tranh, và tuyên bố Moscow không có ý ngăn chặn quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến Liên minh châu Âu (EU).
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng 5 công ty châu Âu. Lâu nay, Mỹ cực lực phản đối dự án này. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, người đồng cấp Donald Trump đang theo đuổi lợi ích của doanh nghiệp Mỹ trong việc cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) cho châu Âu.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đ lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận