Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc ban hành một đạo luật riêng để đảm bảo tính đặc thù của đầu tư PPP, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác là cần thiết.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo kèm tờ trình Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Tính ổn định trong quy định về đối tác công tư (PPP) chưa cao
Bên cạnh các kết quả đạt được, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực tiễn triển khai cho thấy quy định về PPP cần phải được hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa bởi các lý do sau:
Bên cạnh đó, việc xây dựng khung pháp lý với hiệu lực cao hơn (cấp Luật) góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, khắc phục được các tồn tại, bất cập do khâu thực thi trong bối cảnh thiếu chế tài đối với hành vi vi phạm.
Bộ KH-ĐT cho rằng cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn.
Những chính sách mới được đề xuất
Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành đã áp dụng hiệu quả, ổn định, bao gồm: lĩnh vực đầu tư, trình tự thực hiện dự án PPP, các loại hợp đồng PPP, luật áp dụng.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật đã nâng cấp, bổ sung một số nội dung mới, bao gồm: quy mô dự án áp dụng PPP, phân loại dự án PPP, hội đồng thẩm định dự án PPP, quy trình lựa chọn nhà đầu tư (hiện đang được quy định chi tiết tại Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn), nguyên tắc áp dụng loại hợp đồng PPP đối với các dự án nâng cấp, cải tạo, hoạt động của doanh nghiệp dự án, quyết toán công trình dự án PPP và cơ chế giám sát đối với các dự án PPP.
Trong quá trình tham vấn ý kiến xây dựng Luật, hầu hết các cơ quan đều đánh giá Dự thảo Luật PPP cần phải xử lý triệt để các nội dung then chốt nhằm tạo tính đột phá trong chính sách thu hút đầu tư tư nhân thông qua phương thức PPP. Đây chủ yếu đều là các nội dung khó, còn nhiều ý kiến khác nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khi thực hiện.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xin ý kiến Chính phủ.
Về cơ chế vốn Nhà nước trong dự án PPP, theo quy định hiện nay, phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP vẫn chủ yếu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công. Phần vốn đầu tư công trong dự án PPP cần phải được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy trình, thủ tục của pháp luật về đầu tư công, dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong công tác bố trí vốn bởi phần vốn đầu tư công trong dự án PPP thay đổi theo từng phương án tài chính, phân chia rủi ro và chỉ được xác định chính xác sau khi đã đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, nếu thực hiện theo cơ chế hiện hành sẽ ảnh hưởng tới việc thu hút các nhà đầu tư do chưa thấy được sự đảm bảo từ phía Chính phủ.
Về cơ chế bảo lãnh Chính phủ, một trong các nội dung được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đối với sự chuyển biến trong chính sách PPP của Việt Nam, đó là nội dung bảo lãnh Chính phủ. Bảo lãnh Chính phủ đối với các rủi ro (đặc biệt là rủi ro về doanh thu) được xem xét là nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, nghĩa là nợ chỉ phát sinh khi rủi ro xảy ra. Việc thiếu hụt chính sách đối với cơ chế bảo lãnh của Chính phủ trong các dự án PPP là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số dự án giao thông có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phải tạm dừng.
Về việc áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), từ năm 1997 đến nay, quy định pháp lý đối với loại hợp đồng BT đã có bốn lần thay đổi lớn về hình thức thanh toán (bằng tiền, quỹ đất, tài sản công, quyền kinh doanh khai thác công trình). Theo cơ chế hiện hành, nguồn lực công đối ứng được xác định ngang giá với giá trị công trình BT.
Dự thảo Luật PPP được bố cục thành 12 chương với 117 điều, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận