menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mạc Văn Chiến

Bộ Công Thương tìm giải pháp cho các dự án điện trọng điểm

Cần làm rõ trách nhiệm từng đơn vị trong việc không thực hiện đúng chỉ đạo đối với tiến độ các dự án trọng điểm, gây lãng phí, thất thoát.

Ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, để đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6%/năm (phương án cơ sở trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh),sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỉ kWh/năm, tương đương công suất nguồn cần thêm ít nhất 4.500 - 5.000 MW từnhiệt điện hoặc 14.000 - 16.000 MW từ năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, do nhiều dự án nguồn điện lớn bịchậm tiến độso với quy hoạch, đặc biệt các nguồn điện BOT, các dự án nhiệt điện than, chuỗi dự án khí nên ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu giá cao thì hệ thống sẽ thiếu khoảng 6,6 tỷkWh vào năm 2021; tăng lên khoảng 11,8 tỷ kWhnăm 2022; có thể lên đến 15 tỷ kWhvào năm 2023.

Dự kiến, việc cung cấp điện năm 2020 về cơ bản đáp ứng nhưng tiếp tục tiềm ẩn một số rủi ro, có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan (nếu nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, thiếu hụt nguồn nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện).

Về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, theo ông Phương Hoàng Kim, hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư gồm các dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư. Các dự án đầu tư theo hình thức BOT, và các dự án phát điện độc lập IPP.

Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án còn chậm tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Trong số 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW nằm trong Quy hoạch điện VII thì chỉ có 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh,ngoại trừ EVN thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độcác dự án điệnthì hầu hết các dự án đều rất chậm, nhiều tồn đọng song các chủ đầu tư chậm trễ trong khắc phục.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu, cần có biện pháp cụ thể, quyết liệt. Các đơn vị, cơ quan liên quan rà soát lại khuôn khổ pháp lý, báo cáo, xử lý các vướng mắc đối với các dự án chậm tiến độ. Đồng thời, xem xét trách nhiệm từng đơn vị trong việc không thực hiện đúng chỉ đạo đối với tiến độ các dự án trọng điểm, gây lãng phí, thất thoát.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, phải xem lại các chế tài, quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư có dự án chậm tiến độ, cũng như trách nhiệm của một số Lãnh đạo địa phương do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt đối với những dự án thuộc Quy hoạch điện VII điều chỉnh, dẫn đến tình trạng phá vỡ kết cấu của Quy hoạch.

Đối với Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầuphải đảm bảo và cập nhật kịp thời diễn biến phát triển, chú ý cơ cấu nguồn và các vấn đề liên quan đến công nghệ, quy định pháp lý về hoạt động thu hút đầu tư và phát triển ngành Điện trong thời gian tới.

Riêng với dự án án chậm tiến độ, dự án trọng điểm, Bộ sẽ thành lập tổ công tác trực tiếp theo dõi, giám sát chỉ đạo, chịu trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tập trung giải quyết vướng mắc...” – ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây bàn các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công thương, ngành điện trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân trong giai đoạn tới. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành năng lượng Việt Nam phải tự cường, ít phụ thuộc vào nước ngoài. Ngành điện lực Việt Nam bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, sản xuất điện, phát triển các nguồn điện và hệ thống truyền tải điện; tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm chủ lực trong việc bảo đảm điện. Các Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng phải có trách nhiệm tham gia tích cực đầu tư các công trình nguồn điện; đồng thời tích cực huy động nguồn lực xã hội hoá để đầu tư phát triển nguồn điện.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả