Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp cập nhật đến tháng 6 năm 2023.
Ảnh minh họa
Cụ thể, danh sách gồm 18 sản phẩm, gồm:
Tháng 10 năm 2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) thông báo chính thức điều tra trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (evasion) đối với một số công ty Hoa Kỳ nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam. Tháng 6 năm 2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM (circumvention) đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam.
Sau nhiều lần gia hạn, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc vào tháng 7 năm 2023. Theo kết luận này, sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc bị coi là lẩn tránh biện pháp PVTM đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác thì không bị coi là lẩn tránh.
Căn cứ đề nghị của các doanh nghiệp sản xuất tủ bếp và tủ nhà tắm Hoa Kỳ, cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ bếp và tủ nhà tắm nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Hoa Kỳ sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc có thuộc phạm vi của biện pháp PVTM và có lẩn tránh biện pháp PVTM mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc hay không. Theo kế hoạch, tháng 10 năm 2023 DOC sẽ công bố kết luận sơ bộ và tháng 1 năm 2024 sẽ công bố kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra lẩn tránh.
Trong năm 2019, nhập khẩu đá nhân tạo bằng thạch anh của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng gấp 2,5 lần so với năm 2018, từ 46,3 triệu USD lên 118,2 triệu USD. Đặc biệt từ thời điểm tháng 6 năm 2019 sau khi biện pháp CBPG và CTC chính thức được áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc, nhập khẩu đá nhân tạo từ Việt Nam đã tăng rất mạnh. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 325 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 20,9% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạch men của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhanh, từ 269 nghìn USD năm 2018 lên tới 2,8 triệu USD năm 2019. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt 30,7 triệu USD, tăng 36,6% so với giai đoạn trước.
Dự báo xuất khẩu gạch men của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới trong bối cảnh xuất khẩu gạch men của Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm mạnh vì bị áp thuế CBPG và CTC. Vì vậy, cần giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ và tiếp tục theo dõi nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế và các biện pháp PVTM đối với mặt hàng này. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.
Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chưa lớn nhưng cần kiểm tra, xác minh thêm khả năng gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM đối với mặt hàng này. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghim đóng thùng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 98.000 USD năm 2018 lên 1,9 triệu USD năm 2019. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 11 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 7,9% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.
Hiện tại, nhập khẩu từ Việt Nam đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Do đó, bên cạnh hoạt động giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ cần tiếp tục lưu ý khả năng bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng này.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Hoa Kỳ bắt đầu có dấu hiệu tăng từ tháng 11 năm 2020. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 67 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 5,2% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.
Mặc dù tỷ trọng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ còn thấp nhưng Bộ Công Thương khuyến nghị cần giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ đối với mặt hàng này để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm hưởng lợi từ chênh lệch thuế. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.
Sản phẩm thép CORE đã bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống lẩn tránh. Trong các vụ việc điều tra lẩn tránh mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiến hành, DOC đều xác định việc xuất khẩu sản phẩm thép CORE sản xuất tại Việt Nam nếu sử dụng nguyên liệu là thép cán nguội (CRS) hoặc thép cán nóng (HRS) nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường này.
Sản phẩm ống thép đã bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống lẩn tránh. Trong các vụ việc điều tra lẩn tránh mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiến hành, DOC đều xác định việc xuất khẩu sản phẩm ống thép sản xuất tại Việt Nam nếu sử dụng nguyên liệu là thép cán nóng (HRS) nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường này.
Đây là mặt hàng có rủi ro cao bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nếu kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng tăng nhanh với tốc độ như thời gian vừa qua. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý tránh sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất cáp thép dự ứng lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ vì sẽ dễ trở thành đối tượng của việc điều tra chống lẩn tránh do Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng do biện pháp tự vệ hết hạn áp dụng. Vì thế, đây là mặt hàng có rủi ro cao bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nếu kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng tăng nhanh với tốc độ như thời gian vừa qua.
Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Úc đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình cán nóng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan kể từ năm 2013. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thép hình cán nóng của Việt Nam sang Úc đạt 9,7 triệu USD, tăng 23,5% so với giai đoạn trước. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 9% trong tổng nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Đây là mặt hàng có rủi ro bị Úc tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nếu kim ngạch xuất khẩu sang Úc tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ như thời gian vừa qua.
Tại cuộc điều tra năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) kết luận các sản phẩm nhôm định hình sản xuất tại Việt Nam từ nguyên liệu nhôm được đùn tại Trung Quốc là hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Tuy nhiên, DOC cho phép các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đủ điều kiện của Việt Nam được tự xác nhận không sử dụng nguyên liệu từ các nguồn trên để được loại trừ khỏi biện pháp chống lẩn tránh.
Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu mặt bích bằng thép không gỉ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 24,5 triệu USD, tăng 45,5% so với giai đoạn trước. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 9,6% trong tổng nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Đây là mặt hàng có rủi ro bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại hoặc điều tra chống lẩn tránh. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ để sản xuất sản phẩm này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận