menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bích Lan

Bộ Công Thương: Big C dừng nhập hàng may mặc Việt chỉ là tạm thời

Chiều 4/ 7, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II 2019. Nhiều thông tin báo chí và người dân quan tâm đã được đại diện Bộ Công Thương thông tin cụ thể.

Liên quan đến việc Tập đoàn Central Group - đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam - ngày 2/7 đã có thư gửi các đối tác tại Việt Nam, thông báo về việc siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam kể từ tháng 7/2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tại cuộc gặp giữa Bộ Công Thương với đại diện Tập đoàn Central Group diễn ra sáng 4/7, Tập đoàn Central Group đã báo cáo sự việc, cho biết tập đoàn này đang xây dựng chương trình xem xét lại danh mục hàng hóa nên có việc tạm dừng mua hàng của một số doanh nghiệp may mặc Việt Nam, quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 15 ngày.

Hiện Central Group đã có thư gửi các đối tác giải thích rõ về việc làm này và các hợp đồng giao dịch trước đó vẫn tiếp tục được thực hiện.

Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, ngay trong ngày 4/7, Big C Việt Nam cam kết sẽ mở đơn hàng cho 50 trên tổng số 200 nhà cung cấp sản phẩm dệt may cho Big C Việt Nam. Họ cũng khẳng định, trong vòng 2 tuần tới sẽ tiếp tục mở thêm 100 đơn hàng sản phẩm may mặc cho các nhà cung cấp.

Tuy nhiên, Big C Việt Nam cũng phản ảnh, một số doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía Big C Việt Nam theo cam kết hợp đồng đã ký. Central Group cũng khẳng định, Tập đoàn luôn thực hiện đúng cam kết đã ký trong hợp đồng với các nhà cung cấp Việt Nam.

Liên quan đến nghi vấn Công ty Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Thủ tướng giao Bộ Tài chính làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương tích cực làm rõ vụ việc.

Thông tin thêm về quy định xuất xứ hàng hoá "sản xuất tại Việt Nam", "hàng hoá của Việt Nam", ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với quy định cụ thể phục vụ cho hàng hoá hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng chưa áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa Việt Nam.

Theo ông Trần Thanh Hải, quy định hiện hành tại Nghị định 43/2017, hàng hoá lưu thông trong nước bắt buộc phải dán nhãn tên người sản xuất, xuất xứ hàng hoá... Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tự xác định và có trách nhiệm với thông tin về xuất xứ mình đưa ra.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả