24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vương Nguyên Vũ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bloomberg: Lợi thế và thách thức đối với triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo Bloomberg, các công ty toàn cầu từ công ty điện tử Samsung đến tập đoàn Lego đang mở các nhà máy lớn ở Việt Nam. Tập đoàn công nghệ Apple cũng đang đàm phán để lần đầu tiên sản xuất đồng hồ thông minh Apple và máy tính MacBook ở Việt Nam, trong khi các nhà cung cấp Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc của Apple đang chạy đua để tìm kiếm nhân tài tại địa phương.

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng hai con số của Trung Quốc trong thời kỳ bùng nổ tăng trưởng nhờ xuất khẩu vào đầu những năm 2000. Mặc dù đã có các cuộc đàm phán về việc chuyển đổi chuỗi cung ứng, nhưng tiến độ di chuyển việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn sang Việt Nam còn chậm.

Điểm nghẽn là cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu. Việt Nam chủ yếu dựa vào hệ thống đường bộ - mà nhiều nơi nhỏ hẹp, gập ghềnh và thường xuyên tắc nghẽn - để vận chuyển 3/4 lượng hàng hóa và khoảng 90% lưu lượng hành khách. Trong khi đó, không phải tất cả các cảng dọc theo bờ biển của Việt Nam đều có thể sử dụng cho các tàu container lớn nhất.

Việc hiện đại hóa hệ thống đường bộ, vốn được coi là một ưu tiên quốc gia, còn chậm. Đường cao tốc Bắc-Nam được quy hoạch, được coi là xương sống giao thông trong tương lai, đã bị trì hoãn kéo dài. Các nhà xuất khẩu phải gánh chịu chi phí vận chuyển cao hơn.

Dự án chậm trễ kéo dài là điều thường thấy ngay cả ở trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ, tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được bắt đầu xây dựng vào năm 2012 và dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2018. Nhưng việc khai trương đã được lùi sang năm 2023. Nhiều dự án khác trên địa bàn thành phố như đường vành đai cũng đã được lên kế hoạch từ hơn 10 năm trước và bị chậm tiến độ nhiều lần.

Trong tháng 1-7/2022, chính phủ chỉ giải ngân khoảng 34,5% so với kế hoạch cả năm. Hiện nay, khoảng 90% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đến từ các nguồn tài chính công.

Luật hợp tác công tư được nhiều người mong đợi, có hiệu lực vào tháng 1/2021, là một bước tiến, nhưng có nhiều rào cản cần phải được giải quyết. Ví dụ, các nhà thầu sẽ khăng khăng tuân theo các thỏa thuận chia sẻ rủi ro với chính phủ và phản đối các dự án chỉ được thanh toán sau khi đã hoàn thành. Những vướng mắc này đã làm chậm tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Tính đến tháng 2/2022, một đoạn đường dài 50 km ở khúc trung tâm của tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, được đầu tư bằng vốn tư nhân, mới chỉ hoàn thành được 1,5%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả