menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

Bloomberg: Dòng tiền rẻ đang tạo ra bong bóng tài sản ở nhiều nơi trên thế giới như thế nào?

Xu thế chung của năm đại dịch Covid-2020 cho đến giờ: Dòng tiền rẻ từ các NHTW trên thế giới đã khiến cho giá tài sản tăng mạnh và định hình lại cách chúng ta tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu.

Tại Hồng Kông, nhân viên giao dịch tiền số Sam Bankman-Fried thậm chí còn không dám ngủ trưa bởi công việc quá bận rộn khi nhu cầu của nhà đầu tư với tài sản số tăng cao. Anh phải làm việc mười mấy tiếng/ngày mà vẫn không hết việc.

Còn trong phiên đấu giá mới đây tại Wellington – New Zealand, nhà kinh doanh bất động sản Darryl Harper đã dùng từ “điên loạn” để mô tả về thị trường bất động sản nước này. Nhiều ngôi nhà được bán với giá cao hơn hàng trăm nghìn USD so với giá trị thật.

Tại thành phố Makati của Philippines, CEO của công ty năng lượng AC Energy Corp, ông Corazon Dizon, đã bất ngờ khi mà nhu cầu đối với đợt phát hành trái phiếu quy mô 300 triệu USD của công ty đón nhận sự quan tâm bất ngờ của nhà đầu tư.

Tại Midtown Manhattan, chuyên gia quản lý quỹ David Einhorn thậm chí bất ngờ với đơn xin việc từ một cậu bé 13 tuổi, cậu nói rằng cậu đã gấp tăng bốn lần được giá trị danh mục đầu tư của mình.

Có một xu thế chung của năm đại dịch Covid-2020 cho đến giờ: Dòng tiền rẻ đến từ các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã khiến cho giá tài sản tăng mạnh và định hình lại cách chúng ta tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu.

Và mọi chuyện không phải dừng lại ở đó. Không giống các đợt phục hồi trước đây khi mà nhà đầu tư không biết chắc chắn được khi nào chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt, lần này giới chức đã tuyên bố rằng họ sẽ vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong quá trình kinh tế phục hồi hậu đại dịch Covid-19.

Mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách đã rõ ràng: Họ muốn người dân giảm tiết kiệm và tăng cường đầu tư. Họ hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư và tuyển dụng bởi giá tài sản tăng cao khiến cho người dân cảm thấy tự tin và chi tiêu nhiều hơn.

Tuy nhiên, chính sách cũng tạo ra tác dụng phụ: Giá tài sản biến động mạnh khi nhà đầu tư đua nhau tìm kiếm lợi suất. Rủi ro cùng lúc đó cũng lên mạnh. Giá tài sản tăng quá cao gây tổn hại đến ổn định tài chính trước khi nền kinh tế thực có thể hưởng lợi từ tiền bơm ra thị trường.

Quản lý cấp cao tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ông Agustin Carstens, nhận xét: “Sẽ chẳng có cách nào ngăn dòng tiền đi tìm kiếm lợi suất nếu bạn tăng thanh khoản mạnh mẽ. Thực sự đây là một rủi ro và cũng là điều cần phải thừa nhận và theo dõi chặt chẽ”.

Dấu hiệu thị trường bong bóng đang xuất hiện ở khắp nơi khi mà giá cổ phiếu tăng ở mức độ chưa từng thấy tính từ thời bong bóng dotcom. Giá cổ phiếu mới chào sàn nhờ vậy cũng tăng, giá bitcoin dù rằng có nhiều biến động nhưng vẫn không ngừng tăng mạnh.

Thế nhưng nếu lợi nhuận doanh nghiệp gây thất vọng hoặc hoạt động triển khai tiêm vắc xin Covid-19 không đạt hiệu quả như mong muốn, có khả năng thị trường sẽ đi xuống bởi nhà đầu tư rút tiền về.

Ngân hàng Trung ương các nước, từ Ngân hàng Trung ương Mỹ cho đến Australia hay Nhật đều hiểu được những rủi ro trên. Việc giá của một số loại tài sản tăng quá nóng tất nhiên không thể bỏ qua. Thế nhưng hành động thế nào không phải câu hỏi dễ tìm câu trả lời. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật đều nói đến bong bóng tài sản trong những tháng gần đây, thế nhưng họ chưa thể ngay lập tức siết chặt chính sách tiền tệ.

Điều này là bởi họ quá hiểu việc siết chặt chính sách tiền tệ quá sớm sẽ gây ra những tác động lớn đến như thế nào. Sau cuộc khủng hoảng cách đây khoảng 1 thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nền kinh tế đã học được bài học từ việc rút đi các biện pháp hỗ trợ kinh tế quá sớm, kết quả quá trình phục hồi kinh tế chậm lại đáng kể.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả