BlackRock nhận định về những yếu tố địa chính trị tác động mạnh nhất đến tài chính thế giới
Quỹ BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới với tổng tài sản quản lý ước tính 6,84 nghìn tỷ USD, mới đây đã đưa ra một số nhận định về các rủi ro địa chính trị toàn cầu.
Quỹ BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới với tổng tài sản quản lý ước tính 6,84 nghìn tỷ USD, mới đây đã đưa ra một số nhận định về các rủi ro địa chính trị đối với thị trường tài chính thế giới. BizLIVE tóm gọn lại trong bài viết này một số nhận định chính như sau:
1.Căng thẳng vùng Vịnh
Cuộc chiến tại Yemen leo thang và tình hình bất ổn tại Saudi Arabia tăng lên. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ tác động xấu đến nhiều mặt của kinh tế Iran cũng như đe dọa làm hỏng toàn bộ thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo đánh giá của BlackRock, chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ với Iran đã khiến Iran trở nên rất cứng rắn. Mỹ và Saudi Arabia hiện đã “xuống thang” né tránh đối đầu quân sự. Black Rock nhận định khả năng đối đầu về quân sự ở hiện tại khó xảy ra dù vậy hai bên vẫn có thể có những tính toán sai lầm. Các chính trị gia trên chính trường Mỹ vẫn có nhiều sự ủng hộ dành cho Saudi Arabia.
2.Căng thẳng thương mại toàn cầu
Mỹ đã leo thang căng thẳng thương mại và các đối tác đã trả đũa thuế quan lên hàng hóa của nhau. Đáp lại, những nước một thời từng được coi như “kẻ thắng” trong thương mại tự do giờ đang tính đến điều chỉnh lại hệ thống thỏa thuận thương mại đa phương. Tâm lý thị trường đã xấu đi nhiều và nỗi sợ về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
BlackRock cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể có được thỏa thuận thương mại bản giới hạn trong ngắn hạn, tuy nhiên một thỏa thuận toàn diện không thể thành hiện thực trong ngắn hạn. Căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu có thể leo thang khi mà chính phủ các nước châu Âu đẩy mạnh đánh thuế với hàng Mỹ và phía Mỹ trả đũa vì châu Âu trợ cấp cho công ty sản xuất máy bay.
Quốc hội Mỹ sẽ vẫn xem xét đến thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ bao gồm Mỹ, Mexico và Canada tuy nhiên có thể đối diện với nhiều thách thức trong ngắn hạn đặc biệt khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối diện với cuộc điều tra luận tội Tổng thống.
3.Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc
Trong cuộc chạy đua để thống lĩnh thế giới công nghệ, Mỹ đã cấm xuất khẩu nhiều sản phẩm bán dẫn cho Trung Quốc bởi viện dẫn đến lý do an ninh quốc gia.
Theo phân tích của BlackRock, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang mở rộng và bao trùm ra nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến tài chính, thị trường, quân sự và ý thức hệ. BlackRock cho rằng những căng thẳng trên mang tính cấu trúc và sẽ còn kéo dài. Sự đối đầu hiện tại tập trung vào công nghệ và có thể dẫn đến nhiều hướng đi trái nhau của ngành công nghệ Trung Quốc và Mỹ.
4.Sự tan rã của châu Âu
Gần đây, căng thẳng giữa chính phủ Italy và khối Liên minh châu Âu (EU) nói chung leo thang bởi phía Italy không chấp nhận chỉ tiêu ngân sách mà EU đề ra, Italy đe dọa rút khỏi EU. Kịch bản này hiện tại của riêng Italy, thế nhưng từ những gì diễn ra quanh việc Anh rời khỏi EU, chúng ta có thể thấy khả năng trên nếu thành hiện thực chắc chắn sẽ tạo ra hệ quả không dễ chịu gì.
Rủi ro lớn nhất đối với châu Âu hiện tại là Anh rời khỏi châu Âu mà không thể có được một thỏa thuận nào. Anh lẽ ra đã rời khỏi châu Âu theo thỏa thuận từ 31/10/2019 mà cuối cùng hai bên đã không thể chốt được.
5. Căng thẳng Nam Á
Một vụ tấn công bởi phiến quân có sự ủng hộ của Pakistan đã buộc Ấn Độ phải mạnh tay. Ấn Độ đã phải sử dụng cả không quân và bộ binh. Pakistan đã đáp trả và không thể loại bỏ khả năng chiến tranh gần khu vực Kashmir.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn cao sau khi Ấn Độ bác bỏ chế độ tự trị của Kashmir. BlackRock cho rằng tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn có thể tiếp diễn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận