Bình Dương: Nhiều nhà đầu tư "sa lầy" ở phân khúc căn hộ
Được kỳ vọng sẽ thay thế TP.HCM cung cấp sản phẩm căn hộ và nhà phố chất lượng, tuy nhiên do khai thác lợi thế “quá đà”, căn hộ Bình Dương đang mất dần sức nóng và khiến nhiều nhà đầu tư mệt mỏi.
"Sa lầy" ở thị trường căn hộ Bình Dương
“Tậu” một lúc 6 căn hộ tại 2 dự án chung cư đang triển khai xây dựng ở Thuận An và Thủ Dầu Một (Bình Dương), ông P.H.Thắng, nhà đầu tư ở TP. Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, hiện không còn nuôi kỳ vọng kiếm lời từ khoản đầu tư này mà chỉ tìm cách sang nhượng lại để không thua lỗ.
Được biết cuối năm 2019 khi loại hình căn hộ Bình Dương đang vào đỉnh cao nóng sốt, ông Thắng đã gom tiền tiết kiệm và vay mượn người thân mua 6 căn hộ với mục đích đầu tư mua đi bán lại. Trong số 3 dự án ông Thắng chọn, căn thấp nhất có giá 35 triệu/m2 và cao nhất gần 41 triệu/m2 (chưa VAT). Đến tháng 8/2020 khi cảm thấy khó tiếp tục thanh toán, ông Thắng nhờ môi giới ra hàng. Tuy nhiên ngoài căn hộ 1 PN của ông bán chênh được 60 triệu đồng, mức lợi nhuận các căn còn lại chỉ được tầm 25-40 triệu đồng/căn, hoàn toàn khác xa so với lời mời chào trước khi mua (ít nhất cũng kiếm được 50-100 triệu tiền chênh). Không muốn tiếp tục sa lầy, ông Thắng quyết định bán ra 4 căn, chỉ giữ lại 2 căn hộ 1 PN có giá trị thấp với hi vọng không trắng tay ở thị trường này.
“Tôi chưa đến mức đổ nợ vì tài chính chủ yếu vẫn là tiền của bản thân và người trong gia đình hỗ trợ nhưng mỗi căn hộ tôi đã thanh toán gần 40-50%, căn đóng ít nhất cũng hơn 500 triệu đồng, căn nào giá cao thì tiền đóng tính ra đã gần cả tỷ đồng, vậy mà thu về chưa đến 30-40 triệu đồng, còn không bằng tiền lãi gửi ngân hàng”, ông Thắng cho hay.
Cùng tình trạng "chết cứng" tại thị trường căn hộ Bình Dương, chị Kim Oanh, một nhà đầu tư quận 10, TP.HCM cho biết, chị cũng bỏ tiền ra mua 2 căn hộ đang xây dựng tại Bình Dương vào đầu năm 2020. Lúc đầu cũng tính là khoảng cuối năm thì bán ra kiếm chút tiền chênh do chị không đủ vốn thanh toán hết. Thế nhưng từ giữa năm 2020, căn hộ Bình Dương hết nóng, bán ra không có người mua, áp lực thanh toán quá dày khiến chị Oanh như đứng trên đống lửa.
“Căn hộ tôi mua cùng một dự án nhưng khác vị trí, một căn thì 1,7 tỷ đồng, căn còn lại gần 2 tỷ đồng. Trung bình cứ khoảng 1-2 tháng là tôi lại phải thanh toán 5-7% giá trị căn hộ, vị chi là 80-100 triệu đồng/mỗi căn. Áp lực thanh toán quá dày trong khi tình hình kinh doanh khó khăn vì Covid-19 khiến tôi phải tính phương án bán sớm. Môi giới nói căn của tôi sẽ không có lời vì nguồn hàng từ CĐT còn nhiều nên giờ muốn bán chênh là không ra được, chỉ còn cách bán giá gốc hay giảm chút ít thì may ra nhanh xong”, chị Oanh phân trần.
Được biết, vì tiếc khoản đầu tư đã bỏ ra, chị Oanh cắn răng giữ lại 1 căn và chấp nhận bán gốc căn còn lại. Nhưng từ đó đến nay cũng mất gần 3 tháng mà môi giới vẫn chưa ra được hàng cho chị.
Kém hấp dẫn vì giá quá cao
Anh Thắng, chị Oanh không phải là trường hợp hiếm bị mắc cạn vì ham lướt sóng căn hộ tại thị trường Bình Dương. Theo chia sẻ trước đó từ chuyên giá CBRE Việt Nam, ít nhất 60-70% khách hàng mua căn hộ tại Bình Dương là nhà đầu tư đến từ TP.HCM, mua với mục đích sang nhượng là chính. Từ năm 2020, phân khúc căn hộ tại Bình Dương giảm nhiệt thấy rõ, lượng giao dịch thành công thấp, đặc biệt là giao dịch thứ cấp. Phần nhiều nhà đầu tư đang có động thái thoát hàng, tỷ lệ tăng giá và chênh lệch trong các giao dịch thứ cấp thấp, thậm chí nhiều dự án nếu trừ đi chi phí môi giới thì khách hàng gần như không còn khoản chênh lệch khi bán ra.
“Tôi chưa đến mức đổ nợ vì tài chính chủ yếu vẫn là tiền của bản thân và người trong gia đình hỗ trợ nhưng mỗi căn hộ tôi đã thanh toán gần 40-50%, căn đóng ít nhất cũng hơn 500 triệu đồng, căn nào giá cao thì tiền đóng tính ra đã gần cả tỷ đồng, vậy mà thu về chưa đến 30-40 triệu đồng, còn không bằng tiền lãi gửi ngân hàng”, ông Thắng cho hay.
Cùng tình trạng "chết cứng" tại thị trường căn hộ Bình Dương, chị Kim Oanh, một nhà đầu tư quận 10, TP.HCM cho biết, chị cũng bỏ tiền ra mua 2 căn hộ đang xây dựng tại Bình Dương vào đầu năm 2020. Lúc đầu cũng tính là khoảng cuối năm thì bán ra kiếm chút tiền chênh do chị không đủ vốn thanh toán hết. Thế nhưng từ giữa năm 2020, căn hộ Bình Dương hết nóng, bán ra không có người mua, áp lực thanh toán quá dày khiến chị Oanh như đứng trên đống lửa.
“Căn hộ tôi mua cùng một dự án nhưng khác vị trí, một căn thì 1,7 tỷ đồng, căn còn lại gần 2 tỷ đồng. Trung bình cứ khoảng 1-2 tháng là tôi lại phải thanh toán 5-7% giá trị căn hộ, vị chi là 80-100 triệu đồng/mỗi căn. Áp lực thanh toán quá dày trong khi tình hình kinh doanh khó khăn vì Covid-19 khiến tôi phải tính phương án bán sớm. Môi giới nói căn của tôi sẽ không có lời vì nguồn hàng từ CĐT còn nhiều nên giờ muốn bán chênh là không ra được, chỉ còn cách bán giá gốc hay giảm chút ít thì may ra nhanh xong”, chị Oanh phân trần.
Được biết, vì tiếc khoản đầu tư đã bỏ ra, chị Oanh cắn răng giữ lại 1 căn và chấp nhận bán gốc căn còn lại. Nhưng từ đó đến nay cũng mất gần 3 tháng mà môi giới vẫn chưa ra được hàng cho chị.
Kém hấp dẫn vì giá quá cao
Anh Thắng, chị Oanh không phải là trường hợp hiếm bị mắc cạn vì ham lướt sóng căn hộ tại thị trường Bình Dương. Theo chia sẻ trước đó từ chuyên giá CBRE Việt Nam, ít nhất 60-70% khách hàng mua căn hộ tại Bình Dương là nhà đầu tư đến từ TP.HCM, mua với mục đích sang nhượng là chính. Từ năm 2020, phân khúc căn hộ tại Bình Dương giảm nhiệt thấy rõ, lượng giao dịch thành công thấp, đặc biệt là giao dịch thứ cấp. Phần nhiều nhà đầu tư đang có động thái thoát hàng, tỷ lệ tăng giá và chênh lệch trong các giao dịch thứ cấp thấp, thậm chí nhiều dự án nếu trừ đi chi phí môi giới thì khách hàng gần như không còn khoản chênh lệch khi bán ra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận