Big_Trends: Cổ phiếu hóa chất, dệt may, bất động sản khu công nghiệp sẽ là tâm điểm của thị trường
Phiên điều chỉnh giảm kỷ lục hơn 70 điểm thứ 3 tuần vừa qua (ngày 19/1) đã đánh dấu quá trình tăng điểm liên tục của thị trường giai đoạn trước tết đã kết thúc.
Từ đây, TTCK Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn điều chỉnh lớn. Ngưỡng 1.200 điểm vẫn là thử thách khó vượt qua của chỉ số VN-Index trong ngắn hạn.
Trước 1,5 phiên điều chỉnh rất mạnh trước vùng 1.200 điểm vừa qua bao gồm phiên thứ 3 và phiên sáng thứ 4 thì nhiều quan điểm đánh giá dự báo về diễn biến thị trường tỏ ra trái chiều.
Với những nhà đầu tư mới cũng như chuyên gia theo trường phái “bullish” thì mốc 1.200 điểm đối với VN-Index là “chuyện nhỏ” và khả năng vượt qua ngay là trong tầm tay. Nhưng với những nhà đầu tư đã tham gia lâu năm trên thị trường cũng như những “tay chơi có kinh nghiệm” thì thị trường vẫn sẽ phải điều chỉnh mạnh ở vùng kháng cự tâm lý 1.200 điểm trước rồi có thể xa hơn, VN-Index cũng sẽ vượt qua mốc này sau giai đoạn điều chỉnh.
Cho dù ở kịch bản nào đi nữa thì xu thế tăng điểm trung hạn của thị trường vẫn hiện hữu nếu xét bối cảnh vĩ mô khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam cũng như thanh khoản tăng mạnh trên thị trường trong nhiều tháng trở lại đây.
Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm đó là thị trường diễn biến như thế nào để chúng ta có thể đưa ra chiến lược cho phù hợp. Liệu có nên bán tất toán danh mục trước khi và ngay khi thị trường xuất hiện điều chỉnh lớn hơn hay là cứ bán giảm tỷ trọng danh mục, hạ tỷ trọng margin hoặc là giữ nguyên danh mục để cùng đi cùng với xu hướng đi lên của thị trường trong các tuần các tháng tiếp theo.
Rõ ràng, mỗi người với quy mô vốn, tài sản, kinh nghiệm khác nhau cũng sẽ hành xử không giống nhau trong hoàn cảnh này và hiệu quả của các chiến lược đưa ra cũng cần phải đánh giá kỹ lưỡng hơn bởi vị thế nắm giữ là bao nhiêu và những cổ phiếu gì được mua tập trung cũng như mức độ linh hoạt chuyển dịch giữa các cổ phiếu “ăn khách” như thế nào.
Nếu nhà đầu tư đầu đầu tư mạnh các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán hoặc thậm chí là dầu khí trong giai đoạn vừa qua (SSI, SHS, TCB, VPB, PVD, PVS, VIB, STB...) rồi sau đó giảm mạnh tỷ trọng để chuyển sang mua hoặc mua thêm các cổ phiếu “có câu chuyện” KBC, TCM, TNG, DRC.... thì đúng là “đẳng cấp” - đường hướng chiến lược này khá hiệu quả nhưng sẽ chỉ một số ít các nhà đầu tư có khả năng linh hoạt “chuyển phỏm” trong khi nhiều nhà đầu tư khác vẫn còn đang loay hoay nắm giữ nhiều cổ phiếu vừa tăng nóng nhưng đã bước vào giai đoạn điều chỉnh và để rồi gặm nhấm giai đoạn đi ngang của thị trường trong bối cảnh danh mục “nằm bất động”.
Chưa kể nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu giải ngân vào đúng đoạn điều chỉnh của thị trường và gặp ngay “cú sốc” đầu tiên khi bước vào TTCK. Cho dù bất kỳ kịch bản nào của thị trường, việc có một hiệu suất sinh lời tốt trong một năm đầu tư hoặc thậm chí nhiều năm mới là mục tiêu để đánh giá 1 chương trình đầu tư nghiêm túc.
Có những lúc chúng ta gặp may nhưng có những lúc lại tham gia vào những cổ phiếu không tăng hoặc thậm chí giảm điểm hoặc những cổ phiếu tăng chậm hơn các cổ phiếu khác...
Và đầu tư như thế nào để chúng ta không bị thuộc vào cơ may mà đến từ chiến lược đầu tư đúng đắn, thận trọng. Các nhà đầu tư F0 cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào khả năng đầu tư đánh bại thị trường ngay mà hướng tới việc đầu tư hiệu quả, phong cách “không lỗ” bằng mọi giá để kỳ vọng mức sinh lời phù hợp.
Giai đoạn điều chỉnh của VN-Index có thể tiếp tục diễn ra tại khu vực 1.160 – 1.180 điểm thêm trong các phiên đầu tuần tới nhưng xu hướng tăng điểm tiếp của thị trường tiếp theo vẫn khá rõ.
Nhà đầu tư cũng cần kiên nhẫn hoặc cũng cần chuẩn bị cho mình những chiến lược đầu tư phù hợp với phong cách. Chọn lựa ra những cổ phiếu thích hợp trong “uptrend” để có thể phân bổ tỷ trọng phù hợp mới có thể hy vọng 1 hiệu quả đầu tư tốt trong giai đoạn đầu năm 2021.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận