Big Tech Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vào Mỹ
Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nên các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc đang tìm cách chuyển dòng tiền vào Mỹ.
Cửa ngõ vào Mỹ
Vài tháng qua, Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nhắm vào các công ty công nghệ mới nổi trong nước sắp lên sàn chứng khoán Mỹ (IPO).
Thực tế trong quá khứ, nhiều công ty Trung Quốc đã thâm nhập vào Mỹ từ rất lâu thông qua các con đường khác nhau. Nhóm này được gọi là Big Tech Trung Quốc bao gồm Tencent, Alibaba, Huawei, Xiaomi, ByteDance và Baidu.
Từ năm 2017, gã khổng lồ Internet Tencent đã có cổ phần kiểm soát ở một nửa trên 25 quỹ của các công ty Trung Quốc phát hành Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (ADR). Nôm na, ADR là một dạng chứng khoán để các công ty nước ngoài như Tencent tiếp cận thị trường vốn ở Mỹ mà không cần trực tiếp niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng nắm giữ cổ phần ở một vài trong số 25 cái tên này trong khi các ông lớn công nghệ khác như hãng điện thoại Xiaomi, nền tảng mua sắm Meituan hay nền tảng tìm kiếm Baidu cũng có cổ phần ở một hoặc hai quỹ này.
Dù là một công ty công nghệ được ươm mầm ở Thâm Quyến, Tencent từ lâu đã được biết đến là gã khổng lồ chuyên đầu tư vào các công ty game nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
Tài sản nắm giữ của Tencent ở các công ty đại chúng trong năm qua đã tăng trưởng 785,11 tỷ Nhân dân tệ (112,7 tỷ USD) với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ Nhân dân tệ (25 tỷ USD), theo báo cáo thường niên của tập đoàn. Con số này không bao gồm doanh thu từ các công ty con như Riot Games.
Tencent cũng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông với tư cách công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
Tuần trước, Tencent đã được giới chức Trung Quốc thông báo việc hoãn sáp nhập hai nền tảng livestream Huya và Douyu dựa trên các quy định chống độc quyền của Bắc Kinh. Cả hai công ty con này của Tencent đều đã lên sàn chứng khoán Mỹ trong ba năm qua.
Siết chặt các quy định
Với các startup ở đại lục, việc được Big Tech Trung Quốc góp vốn đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tập khách hàng khổng lồ.
Bởi ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc là rất tàn nhẫn. Trong cuốn sách xuất bản năm 2018, tác giả Kai-Fu Lee, người từng đứng đầu Google Trung Quốc mô tả rằng, cuộc chiến của các công ty nội địa giống như đấu trường La mã cổ đại nơi không có gì bị giới hạn, từ ăn cắp trắng trợn sáng chế đến phát động chiến dịch truyền thông bôi nhọ.
Sau nhiều năm nới lỏng quy định, Trung Quốc bắt đầu trấn áp trên diện rộng các gã khổng lồ công nghệ ở quê nhà trong vài tháng qua.
Được Tencent rót vốn, ứng dụng gọi xe Didi đã lên sàn chứng khoán Mỹ vào ngày 30/6. Nhưng trong vòng 5 ngày qua, Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra toàn diện nhắm vào việc sử dụng dữ liệu người dùng của Didi và các công ty con niêm yết trên sàn Mỹ.
Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết, đã yêu cầu Didi dừng tiếp nhận đăng ký người dùng mới.
Tuần qua, CAC cũng thông báo rằng các công ty có dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng cần phải được phê duyệt trước khi lên sàn chứng khoán nước ngoài.
Việc Trung Quốc tăng cường giám sát dữ liệu của các công ty công nghệ xuất phát từ một câu nói hớ của tỷ phú Jack Ma vào năm ngoái, mà cuối cùng dẫn đến việc Alibaba của tỷ phú 57 tuổi này bị nhà chức trách phạt 2,8 tỷ USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận