Biết chính trị để hiểu kinh tế vĩ mô sẽ trở thành nhà đầu tư có kiến thức
Nếu xét từ thập niên 1970 tới 06/2022 có thể nói thế giới trải qua 08 lần kinh tế thế giới đi vào suy thoái và nặng hơn là khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân có thế thấy ngay đó là giá dầu tăng mạnh hay giảm sâu nhưng ít người biết rằng nguyên nhân đứng đằng sau giá dầu tăng hay giảm là gì.
Tính từ 1970 đến hết tháng 06 năm 2022 khi kinh tế thế giới đi vào suy thoái hay nặng hơn là khủng hoảng lần thứ 08 thì có tới 08 lần nguyên nhân sâu xa đó chính các yếu tố chính trị tác động trực tiếp và giá năng lượng do cấm vận và thiết hụt nguồn cung làm cho giá dầu tăng phi mã hay quay đầu giảm sâu dẫn đến nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái hay khủng khoảng.
Cùng điểm qua các đợt giá dầu tăng phi mã đẩy nền kinh tế thế giới rơi và suy thoái và khủng hoảng và nguyên nhân sâu xa đó chính là tranh chấp lãnh thổ xung đột quân sự liên quan tới tài nguyên, lợi ích quốc gia và lợi ích các khối liên kết.
1..Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973 – 1975 nguyên nhân do khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://tuoitre.vn/vang-den-va-nhung-cu-soc-khung-hoang...
2..Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979 nguyên nhân Cách mạng Hồi giáo Iran được mệnh danh cuộc cách mạng lớn thứ 3 trong lịch sử nhân loại, sau Cách mạng Pháp, Tháng Mười Nga, và đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới.
Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD.Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ.
Hậu quả của suy thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép đều liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://tuoitre.vn/vang-den-va-nhung-cu-soc-khung-hoang...
3…. Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980
Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp (hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979 mà nguyên nhân cũng từ xung đột chính trị), nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn thế giới chậm lại. Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981. Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986.
Chính sách bán phá giá dầu là kết quả của chiến dịch phối hợp giữa Mỹ và Saudi Arabia, được họ chuẩn bị nhằm đáp trả việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan. Theo ông, Washington hiểu rằng, họ có thể chiến thắng mà không cần đổ máu trong việc đối đầu với Liên Xô bằng cách cắt đứt “động mạch chủ dầu mỏ” của nước này. Nhưng với hành động này, họ không những buộc Liên Xô phải rút quân khỏi Afghanistan, mà còn đẩy hệ thống kinh tế và chính trị của đất nước Xô viết đến gần hơn tới sự sụp đổ.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://www.qdnd.vn/.../nhin-lai-chinh-sach-dau-mo-nhung...
4.. Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait.
Sau cuộc chiến, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao.
Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng.
Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://nld.com.vn/.../tac-dong-kinh-te-khi-xay-ra-cuoc...
5.. Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của "khủng hoảng chấm com", vụ tấn công khủng bố 11/9, và scandal kiểm toán, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu. Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn 20 USD một thùng, giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://tapchicongthuong.vn/.../vu-khung-bo-1192001-gay...
6...Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 – 2008 những sự kiện chính trị có tác động mạnh nhất tới giá “vàng đen” trong năm 2007 – 2008 phải kể tới xung đột giữa Mỹ và Iran xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto, tình hình bất ổn ở nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi Nigeria, xung đột Nga - Grudia…
Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://vneconomy.vn/thi-truong-dau-2008-dinh-cao-va-vuc...
7…. Cú sốc dầu lửa 2011: Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng.
Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải. Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%.
Xem nguồn tham khảo tại đây : https://vneconomy.vn/the-gioi-tuan-21-272-cu-soc-dau-lua.htm
8… Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn (hay theo Nga gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt") nhằm vào Ukraina, Liên Hợp Quốc gọi là Nga xâm lược Ukraina giá dầu tăng phi mã và chúng ta ai cũng cảm nhận được khí giá xang A95 của Việt Nam tăng cao nhất lên tới 33.000K/Lít. Kinh tế thế giới lạm phát rất cao và đang có dấu hiệu suy thoái một số nước khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Trong 08 lần kinh tế thế giới rơi và suy thoái và nặng là khủng hoảng kinh tế đều liên quan đến giá năng lượng tăng quá cao hay giảm sâu một cách đột ngột mà nguyên nhân sâu xa chính là do xung đột chính trị giữa các quốc gia hay các khối nắm nguồn cung năng lượng có khả năng chi phối.
Từ đó có thể thấy thế giới hiện tại khi dầu khí vẫn là năng lượng chính phục vụ hầu hết tất cả các hoạt động của nền kinh tế của tất cả các quốc gia vậy nên chỉ cần có xung đột về chính trị hay lợi ích giữ các quốc gia nắm nguồn cung năng lượng có khả năng chi phối sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế của cả thế giới.
Một khi nền kinh tế xấu đi thì thị trường bất động sản sẽ đi vào suy thoái và đóng băng đó chính là nguyên nhân sâu xa để nói rằng hiểu được chính trị sẽ dự đoán được kinh tế vĩ mô từ đó biết thời điểm nào nên tham gia vào thị trường thời điểm nào nên giữ và thời điểm nào thì nên thoát hàng.
Và thị trường chứng khoáng cũng không ngoại lệ vậy nên anh em chứng sỹ cùng nên hiểu bản chất sâu xa của vấn đề thay vì quá chú trọng vào nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính theo quan điểm của mình nó chỉ như cái phần nổi không có tính quyết định trong đầu tư.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận