Biên lợi nhuận ngành thép giảm
Năm 2021 đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử của ngành thép Việt Nam với việc đã lập được kỳ tích khi lần đầu tiên ghi tên vào danh sách những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đồng thời đưa nước ta trở thành nước xuất siêu thép sau nhiều năm nhập siêu. Bước sang năm 2022, trước nhiều biến động của thế giới, ngành thép được kỳ vọng tiếp tục phát triển, song theo dự báo cũng sẽ đứng trước nhiều rủi ro và thách thức.
Ngành thép trong nước đang đối diện với rủi ro lớn đó là: biến động giá nguyên vật liệu; rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu và việc hạn chế xuất khẩu.
1. BIẾN ĐỘNG GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO - Đây là rủi ro lớn nhất của ngành thép
Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn về biến động giá nguyên vật liệu khi chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá than cốc đã tăng rất mạnh cùng với giá quặng sắt liên tục có xu hướng tăng giá có thể khiến thị trường xây dựng suy giảm tốc độ tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng.
Giá nguyên liệu tăng cao Xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến chi phí nguyên liệu sản xuất thép tăng cao. Trong đó, khai thác quặng sắt của hai nước này chiếm 10% sản lượng toàn cầu.
Đặc biệt, các biện pháp giảm 30% sản lượng than cốc do Hiệp hội Công nghiệp than cốc Trung Quốc khởi xướng vào cuối tháng 5/2022 góp phần khiến giá nguyên liệu này tăng vọt
(xem đồ thị).
Trong quý I/2022, biên lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp thép tăng nhẹ so với quý IV/2021, nhưng duy trì ở mức thấp so với quý II/2021.
Dòng tiền chạy khỏi ngành thép đi cùng với kết quả kinh doanh kém sắc, cổ phiếu ngành thép cũng đã về mức chiết khấu khá mạnh từ đầu năm đến nay, có cổ phiếu đã giảm đến 40-50% từ vùng đỉnh. Dường như dòng tiền đang rút dần khỏi dòng thép để trú ẩn những nơi khác.
2. Một yếu tố khác cũng tác động đến ngành thép trong năm 2022 là rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu.
Rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu: Có thể thấy, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu, thép là một trong những mặt hàng bị nước ngoài khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất. Trong khi, hiện nay, thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra các thị trường lớn, như châu Âu, châu Mỹ… Việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam khiến nhiều quốc gia chú ý và gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành thép chiếm 19,56% tổng sản lượng bán hàng. Vì vậy, vẫn tồn tại rủi ro rất lớn khi chính sách thuế quan thay đổi trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn diễn ra giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới.
3. Hoạt động xuất khẩu bị hạn chế
Hoạt động xuất khẩu có thể gặp một số trở ngại khi giá vật liệu xây dựng ở mức cao. Tại thời điểm tháng 3/2022, giá thép xây dựng đã tăng lên mức 18,3 triệu đồng/tấn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy hoạt động xuất khẩu sắt thép sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi khi mức giá nguyên vật liệu xây dựng ở mức cao, một số dòng thép sẽ bị hạn chế xuất khẩu. Trong đó, phôi thép xây dựng là dòng sản phẩm được dự báo sẽ đối diện với nguy cơ này đầu tiên.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận