24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dũng Bùi
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bị phạt tới 5 triệu nếu đăng ký biến động đất đai không đúng thời hạn

Nếu người dân không đăng ký đúng thời hạn trên sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).

Bạn đọc phuongtran1989@gmail.com hỏi: Tháng 8/2019, gia đình tôi đi đăng ký biến động đất đai (bố mẹ tôi tặng cho vợ chồng tôi 1/3 diện tích của gia đình). Nhưng, khi bố mẹ tôi đi đăng ký biến động đất đai thì cán bộ địa chính nói gia đình tôi sẽ bị phạt 5 triệu đồng do không đăng ký biến động đúng thời hạn. Gia đình tôi rất bất ngờ bởi quyết định trên. Xin hỏi, quyết định đó có đúng không? Nếu đúng thì thời hạn đăng ký biến động theo luật là bao nhiêu ngày? Trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai?

Trả lời

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Đăng ký biến động đất đai là nghĩa vụ của người sử dụng đất. Theo khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013, đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.

Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, có một số trường hợp thời hạn đăng ký biến động đất đai không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Nếu người dân không đăng ký đúng thời hạn trên sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).


Dựa theo quy định của Điều 95 Luật Đất đai và Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, 6 trường hợp phải đăng ký biến động đất đai trong vòng 30 ngày gồm:Để biết được quyết định xử phạt đối với gia đình bạn có đúng hay không bạn cần tìm hiểu thêm về quy định các trường hợp bắt buộc phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày.

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.

3. Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng.

Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng (là tài riêng được xác lập trước thời kỳ hôn nhân hoặc có được bằng tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân) nhưng nay muốn chuyển thành tài sản chung thì phải đăng ký biến động.

4. Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất.

5. Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.

6. Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

- Theo khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 thì quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

- Người có thửa đất nằm phía trong (bị bao bọc bởi thửa đất phía ngoài nên không có lối đi), theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

- Việc xác lập quyền về lối đi trên đất người khác phải thực hiện đăng ký biến động.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả