menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hai H Nguyen

BG Newsletter 3: Có một sự thật Quỹ đầu tư mạo hiểm không nói với Startup của bạn hiện tại?

Có một sự thật mà nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs) không nói với bạn trong giai đoạn suy thoái này.

Hầu hết các Startups trong danh mục đầu tư hiện tại, đều không có giá bằng điều khoản ưu tiên thanh lý (liquidation preference) của họ

Điều này có nghĩa là gì?

Có nghĩa rằng định giá của các Startups hiện tại không phản ánh đúng với giá trị số lượng vốn đã huy động được.

Rất nhiều VCs nhận ra rằng, trong trường hợp xảy ra điều khoản ưu tiên thanh lý khi bán lại toàn bộ Startups, cũng không đủ để thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu.

Trong thời kỳ bong bóng công nghệ, nhiều Startups đã gọi vốn thành công với định giá gấp 20 – 100 lần doanh thu hằng năm.

Nghĩa là nếu 1 startup tạo ra doanh thu hằng năm (ARR) là 1 triệu USD, họ có thể gọi vốn được ở định giá 20 – 100 triệu USD

Các VCs giả sử Startups tốt thì sẽ tăng trưởng liên tục 100 – 300%+ trong 4-5 năm đầu.

Vì vậy, dù doanh thu có tăng ra sao, thì nó cũng gấp 10 – 20 lần trong quãng thời gian đó.

Nhà đầu tư cần mua giá trị 2+ năm thực thi tốt kế tiếp của Startups, và đây là mức giá hợp lý cho các VCs khi lãi suất thấp (thời kỳ tiền rẻ).

Tuy nhiên, hiện tại thì lãi suất đăng tăng rất cao (thời kỳ tiền rẻ đã qua).

Nhiều công ty công nghệ hàng đầu, hiện cổ phiếu chỉ được định giá 4-6 lần doanh thu.

Với các Startups, không còn thời gian 2+ năm để thử và đạt được các mốc thực thi tốt, họ cần phải làm tốt ‘ngay hôm nay’

Trước đây:

VCs đầu tư 20 triệu USD vào 1 Startup định giá 100 triệu USD, với ARR 1 triệu USD/năm.

Startup thực thi tốt và tăng trưởng ARR 300% lên 3 triệu USD.

Hiện tại:

Mức định giá hợp lý cho Startup này hiện tại cũng chỉ 18 triệu USD.

Vậy là còn thấp hơn cả số vốn đầu tư 20 triệu USD của nhà đầu tư ban đầu.

Nếu điều khoản ưu đãi thanh lý xảy ra.

Nhà đầu tư còn không thu hồi về đủ 20 triệu USD đó.

Việc tăng trưởng ARR từ 1 triệu USD lên 3 triệu USD là một việc rất đáng nể

Nhưng giá trị của Startup giả định này vẫn bị mất 80% so với vòng gọi vốn gần nhất.

Đây là cách mà thị trường cổ phiếu công nghệ đang diễn ra hiện tại.

Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì???

1.Nếu bạn là một nhà sáng lập:

Đừng gọi vốn lúc này, nếu Startup của bạn tự tạo được ra doanh thu để bù đắp chi phí (break-even) hay có dòng tiền dự trữ trên 18 tháng

Vì bạn sẽ bị chèn ép với:

i) Các điều khoản ưu tiên thanh lý (liquidation preference) cao

ii) Nhiều cấu trúc tài chính bất lợi

Và chúng sẽ lấy đi tất cả cổ phần Startup của bạn như một người nắm giữ cổ phiếu phổ thông

→Huy động vốn từ khách hàng vẫn là phương án tốt nhất

Hãy nói chuyện với khách hàng, đảm bảo bạn đang xây dựng sản phẩm và bán cho họ những thứ họ thực sự cần mua.

Cắt giảm tất cả những thứ không đóng góp giá trị gì cho việc xây dựng sản phẩm tốt, và bán hàng

2.Nếu bạn là một VC:

i) Tập trung vào các Startup trong danh mục đầu tư hiện tại của bạn.

Đào tạo họ để quản lý chi tiêu (burn-rate) và vận hành hiệu quả

Ban đầu, không nhà sáng lập nào sẽ muốn cắt giảm.

Đặc biệt, họ càng không muốn cắt giảm các nhân sự tài năng họ đã tuyển lúc thị trường bùng nổ

Vì các nhà sáng lập luôn là những người lạc quan, và tin rằng mình có thể phá vỡ mọi luật lệ

Phần đông họ đều không thể đi ngược lại chu kỳ thị trường.

Và bạn cần là một người trưởng thành, ở trong căn phòng nhắc nhở họ những điều đúng

ii) Chỉ đầu tư khi thấy một Startup sẽ trở thành một thành công lớn (Home Run)

Tỉ lệ này thông thường đã ít

Trong thời kỳ suy thoái sẽ càng hiếm hơn

Nhưng lúc suy thoái là lúc những nhà sáng lập xuất chúng sẽ xuất hiện

Hãy kiên trì chờ đợi

3.Nếu bạn là một đối tác góp vốn (LP) vào các quỹ VC:

Hãy nói chuyện thường xuyên với người quản lý quỹ VC đó

Nghe mức độ chia sẻ thành thật của họ về những điểm sáng, khó khăn của những Startups trong danh mục đầu tư hiện tại

Nghe họ chia sẻ về kế hoạch cho vài năm tới để thích ứng với chu kỳ xu thế mới

Bạn sẽ thấy bất ngờ khi có rất nhiều quản lý quỹ cũng né tránh việc chia sẻ thông tin, và không chấp nhận thực tại mới

Hãy nắm bắt chu kỳ kinh tế và thuận theo nó

Chu kỳ lãi suất thấp sẽ quay trở lại, thường là sau 2 – 3 năm.

Bạn cần chuẩn bị để tồn tại tới lúc đó.

Thời điểm mà giá trị Startup của bạn trở lại chu kỳ tăng giá xứng đáng

#Fundraising #StartupFounder

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hai H Nguyen

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả