Bên trong tàu Cát Linh - Hà Đông công nghệ Trung Quốc có gì đặc biệt?
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án được người dân Hà Nội đặc biệt quan tâm, và đã có nhiều lần được chất vấn tại Quốc hội, Bộ GTVT cam kết sẽ đưa vào vận hành, khai thác quý 1/2021.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang là dự án được nhiều người nhân Hà Nội và các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tiến độ, ngày vận hành khai thác chính thức. Để đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác cần phải được các cơ quan đánh giá an toàn và cấp phép các giấy tờ, thủ tục.
Ngày 19/11, tại cuộc họp Chính phủ về triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thông tin, kế hoạch vận hành tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được thực hiện thử nghiệm kéo dài trong vòng 20 ngày, bắt đầu từ tuần đầu của tháng 12/2020.
"Sau khi kết thúc giai đoạn vận hành thử và nghiệm thu, để dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác vận hành chính thức", Đại diện Ban cho biết.
Tuy nhiên, để dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành chính chức sẽ phải trải qua các khâu đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống (do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp), nghiệm thu Nhà nước, đề nghị cấp chứng chỉ hoàn thành công trình, bàn giao nguyên trạng dự án cho Hà Nội và thành phố sẽ ra quyết định đưa hệ thống đường sắt trên vào khai thác, vận hành.
Hệ thống quét thẻ đi lên tàu tại các nhà ga dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Cận cảnh khoang lái của tàu Cát Linh - Hà Đông.
Ghế ngồi trên tàu Cát Linh - Hà Đông.
Trên tàu Cát Linh - Hà Đông được bố trí các biển báo chỉ dẫn thoát hiểm khi gặp sự cố.
Tay nắm an toàn dành cho hành khách đứng trên tàu Cát Linh - Hà Đông.
Cửa lên xuống tàu Cát Linh - Hà Đông đều được dán các biển báo chỉ dẫn và đèn báo, tay nắm an toàn bên cạnh cửa.
Bình cứu hoả được lắp đặt bên dưới ghế ngồi của hành khách đề phòng sự cố cháy nổ.
Cửa lên xuống tàu Cát Linh - Hà Đông.
Vị trí nối giữa các toa tàu Cát Linh - Hà Đông.
Đường ray dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được lắp đặt ổn định.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các Đại biểu đưa ra 3 lưu ý: Cần đánh giá rút kinh nghiệm với dự án ODA với đường sắt đô thị, thận trọng với các điều kiện vay ODV, nhất là việc lựa chọn tổng thầu; Hai là tuyến đường sắt đô thị chỉ hiệu quả cao khi được đầu tư toàn tuyến chứ không hải đầu tư từng đoạn tuyến. Cần chú ý đến yếu tố kết nối lưu thông; Khi làm việc với các nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, đặc biệt với hợp đồng EVC.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1km, với 12 nhà ga và 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa và có sức chở 960 người.
Theo dự kiến trước đây, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thử hệ thống vào đầu năm 2020 (sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán), tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên Tổng thầu chưa thể huy động được đầy đủ nhân sự sang Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong công tác hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, căn chỉnh các chuyên ngành kỹ thuật thành phần để vận hành thử toàn hệ thống.
Để dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác vận hành chính thức cần phải được các cơ quan chức năng đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống (do Cục Đăng kiểm VN cấp), nghiệm thu nhà nước, đề nghị cấp chứng chỉ hoàn thành công trình, bàn giao nguyên trạng dự án cho Hà Nội và UBND TP Hà Nội có quyết định đưa hệ thống đường sắt trên vào khai thác, vận hành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận